BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM
Thblaw.com.vn
-
Sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng đang ngày càng khẳng định vai trò là công cụ đắc lực trong hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt ở một quốc gia nông nghiệp có nhiều lợi thế về các mặt hàng…
Sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng đang ngày càng khẳng định vai trò là công cụ đắc lực trong hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt ở một quốc gia nông nghiệp có nhiều lợi thế về các mặt hàng nông sản như Việt Nam, chỉ dẫn địa lý đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để giúp nâng cao giá trị cho nông sản trên thị trường quốc tế.
Chỉ dẫn địa lý được định nghĩa tại khoản 22 Điều 4 LSHTT “là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu được sử dụng trên hàng hóa có xuất xứ từ khu vực địa lý cụ thể và có chất lượng hoặc đặc tính được tạo ra nhờ đặc điểm địa lý tại khu vực xuất xứ. Hiệu quả của bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã được chứng minh trên thực tế. Giá trị và uy tín của nhiều sản phẩm được nâng cao đáng kể, cụ thể như sản phẩm mật ong bạc hà Mèo Vạc sau khi bảo hộ chỉ dẫn địa lý, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng, quảng bá sản phẩm đã tăng giá trị gấp đôi so với trước đó, tương tự đó nước mắm Phú Quốc tăng giá từ 30-50%…. Thông thường, chỉ dẫn địa lý được đặt là tên khu vực địa lý xuất xứ của hàng hoá.
Vì vậy, kế hoạch phối hợp hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các chủ thể liên quan trong việc sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Để giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm hiểu thêm về vấn đề này, tại hội thảo “Bảo hộ nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý trong lĩnh vực thực phẩm” do Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội tổ chức, Luật sư Vũ Thị Huyền – Giám đốc Công ty Tư vấn THB đã có bài tham luận về lợi ích của việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Theo đó, Luật sư Vũ Thị Huyền cho biết, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các nội dung cơ bản như; văn bản pháp luật, hồ sơ thủ tục đăng ký, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu và thực tiễn áp dụng, tầm quan trọng của nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với ngành thực phẩm, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải thật sự quan tâm đến bảo hộ sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý; và phải đăng ký bảo hộ thương hiệu và các chỉ dẫn địa lý càng sớm càng tốt trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Điều này là để bảo vệ quyền lợi của tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thực phẩm xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, giúp nâng cao yếu tố của doanh nghiệp và tránh bảo vệ rủi ro cho các doanh nghiệp./.
Thực hiện: Vân Anh
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 15/11/2024
Việc đăng ký nhãn hiệu hiện nay là rất quan trọng để tránh tình trạng bị các bên khác lợi dụng và đăng ký trước. Bên cạnh đó, việc tra cứu thông tin nhãn hiệu cũng đóng vai trò quan trọng nhằm tránh việc đăng ký trùng với nhãn hiệu đã được người khác đăng…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 14/11/2024
Việc đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen trắng nhưng lại sử dụng nhãn hiệu màu là một câu hỏi thường gặp khi thực hiện thủ tục bảo hộ nhãn hiệu. Nhiều ý kiến cho rằng nhãn hiệu đen trắng có phạm vi bảo vệ rộng hơn so với nhãn hiệu màu, trong khi một…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 19/10/2024
Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật là sự ra đời của các dịch vụ, công nghệ hiện đại. Nhãn hiệu với vai trò phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của các doanh nghiệp theo đó cũng vượt ra…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 18/10/2024
Sở hữu trí tuệ là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm trong xã hội ngày nay. Các tác giả cũng dần chú trọng hơn về việc bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân từ những sản phẩm trí tuệ hay tác phẩm sáng tạo của mình. Không những thế mà…
Xem thêm