Trang chủ » Blog » Vai trò của việc đăng ký nhãn hiệu bên cạnh việc đăng ký chất lượng sản phẩm

Vai trò của việc đăng ký nhãn hiệu bên cạnh việc đăng ký chất lượng sản phẩm

23/08/2024 - 73

Thblaw.com.vn

-

Hiện nay, việc ghi nhãn hàng hoá trong đó có “tên hàng hoá” được sử dụng để đăng ký chất lượng sản phẩm thường khiến nhiều chủ cơ sở sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng tưởng nhầm rằng “tên hàng hoá” đó đã được công nhận như một “nhãn hiệu”…

Hiện nay, việc ghi nhãn hàng hoá trong đó có “tên hàng hoá” được sử dụng để đăng ký chất lượng sản phẩm thường khiến nhiều chủ cơ sở sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng tưởng nhầm rằng “tên hàng hoá” đó đã được công nhận như một “nhãn hiệu” mà không nghĩ đến việc cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vì vậy, đã có khá nhiều trường hợp nhãn hàng hóa sau khi được chứng nhận đăng ký lại trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.

Để tránh các trường hợp tương tự, chủ cơ sở khi tạo nhóm hàng hoá hoặc đăng ký chất lượng cho các sản phẩm hàng hoá để ghi nhãn cần phải tham khảo trước những thông tin về nhãn hiệu đã được bảo hộ thuộc nhóm hàng hóa cùng loại để tránh sự rủi ro nếu có khi cần phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

Vai trò quan trọng nhất của mỗi nhãn hiệu hàng hóa chính là chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, nhãn hiệu hàng hoá còn có các chức năng khác như: chức năng bảo đảm chất lượng, chức năng chỉ dẫn nguồn gốc, chức năng quảng cáo, chức năng kiểm tra và tổ chức thị trường”.

Theo khái niệm về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, có thể hiểu rằng, khi chủ sở hữu đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hóa của mình, họ sẽ được luật pháp công nhận và được bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng về mặt pháp lý. Theo đó, họ có toàn quyền thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển danh tiếng của mình trên thị trường.

Thông qua nhãn hiệu hàng hoá, nhà sản xuất có thể đánh dấu hàng hoá của mình sản xuất khi đưa ra thị trường để quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ hay cho chính doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đẩy mạnh lưu thông, tăng doanh số hàng hóa của mình. Người tiêu dùng có thể lựa chọn hàng hoá theo nhu cầu, khả năng tài chính của mình thông qua nhãn hiệu hàng hoá. Đây chính là một trong những động lực thúc đẩy sản xuất để các chủ cơ sở không ngừng đầu tư tiền bạc, công sức để cải tiến mẫu mã, nâng cao năng suất và củng cố chất lượng nhằm xây dựng nhãn hiệu hoá hoá uy tín.

Có thể thấy việc sử dụng đúng đắn chức năng của nhãn hiệu hàng hóa theo đúng pháp luật sẽ tạo nên một sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, nhằm phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế do ham muốn đạt lợi nhuận nhanh chóng, đã có nhiều đối tượng thực hiện hành vi làm giả, bắt chước hoặc nhái theo các thương hiệu nổi tiếng để sản xuất các hàng hoá kém chất lượng với giá thành siêu rẻ. Hậu quả của hành vi này là sự tẩy chay, mất lòng tin của người tiêu dùng đối với chất lượng và uy tín sản phẩm chính hãng. Điều này khiến cho thị trường mất cân bằng, ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và lợi nhuận của các chủ cơ sở nói riêng. 

Trước thực tế đó, pháp luật Việt Nam đã ban hành các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhằm tạo ra tấm khiên bảo vệ cho các chủ nhãn hiệu đúng nghĩa, tạo cho họ một sân bình đẳng và loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng đối với những sản phẩm, dịch vụ tương tự không bảo hộ. Ngoài ra, pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa còn tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài. Khi tìm hiểu cơ hội đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến việc tài sản của họ khi đầu tư vào một nước có được pháp luật bảo hộ hay không, đặc biệt là các tài sản trí tuệ, trong đó có nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá không thoả đáng có thể được xem là cạnh tranh thiếu lành mạnh và là rào cản với việc mở cửa thị trường. Trong một số trường hợp, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thực chất là việc bảo hộ sản xuất trong nước, chống lại sự xâm nhập của các sản phẩm quốc tế vào thị trường trong nước.

Tóm lại, nhãn hiệu hàng hóa tạo ra giá trị cho sản phẩm, người tiêu dùng sẽ rất sẵn lòng trả giá cao hơn để được sử dụng thường xuyên các sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu mà họ yêu thích. Việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu là việc làm cần thiết, là một trong những phương pháp nâng cao giá trị doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với những sản phẩm, dịch vụ cùng loại khác. Việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa chỉ mang tính lãnh thổ nên một nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ đầy đủ ở Việt Nam sẽ không được bảo hộ ở các quốc gia khác nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước đó. Như vậy, trong trường hợp các hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nếu các doanh nghiệp chưa kịp thời đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước đó thì rất dễ xuất hiện hàng giả, hàng nhái. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể bị đối tác hoặc các doanh nghiệp khác trên thị trường nước ngoài đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mình tại thị trường đó. Khi đó, việc xuất khẩu hàng hóa với nhãn hiệu hàng hóa đó của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này sẽ trở thành hành vi phạm pháp vì đương nhiên, doanh nghiệp Việt Nam bị cấm xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ với nhãn hiệu hàng hóa đã được doanh nghiệp khác đăng ký.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Nhãn hiệu liên kết theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Nhãn hiệu liên kết theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Đăng vào ngày: 15/02/2025

Nhãn hiệu liên kết tạo nên sự yên tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mới bởi họ biết được về nguồn gốc xuất xứ hay mối liên kết với các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã dùng trước đây. Vậy pháp luật quy định thế nào…

Xem thêm
Hộ kinh doanh có được đăng ký nhãn hiệu không?

Hộ kinh doanh có được đăng ký nhãn hiệu không?

Đăng vào ngày: 14/02/2025

Hiện nay, các doanh nghiệp thường đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp để phân biệt nó với các sản phẩm khác trên thị trường. Tuy nhiên, không giống như doanh nghiệp, hộ kinh doanh là chủ thể không có tư cách pháp nhân, vậy hộ kinh doanh…

Xem thêm
Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 10/02/2025

Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…

Xem thêm
Ngày ưu tiên và quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu

Ngày ưu tiên và quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 07/02/2025

Nguyên tắc ưu tiên là một trong hai nguyên tắc bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp, nguyên tắc này được quy định tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành nhằm giúp chủ thể được hưởng quyền ưu tiên so với các chủ thể khác trong quá trình đăng ký…

Xem thêm