Trang chủ » Blog » Tổng quan về nhãn hiệu

Tổng quan về nhãn hiệu

11/01/2022 - 178

Thblaw.com.vn

-

Khái niệm Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu…

Khái niệm

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Quyền đăng ký nhãn hiệu                   

Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ (điều này được sửa đổi bổ sung năm 2009):

  1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng chohàng hóa do mình sản xuấthoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
  6. a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
  7. b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
  8. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  9. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

 

Bài viết liên quan
Nhãn hiệu liên kết theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Nhãn hiệu liên kết theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Đăng vào ngày: 15/02/2025

Nhãn hiệu liên kết tạo nên sự yên tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mới bởi họ biết được về nguồn gốc xuất xứ hay mối liên kết với các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã dùng trước đây. Vậy pháp luật quy định thế nào…

Xem thêm
Hộ kinh doanh có được đăng ký nhãn hiệu không?

Hộ kinh doanh có được đăng ký nhãn hiệu không?

Đăng vào ngày: 14/02/2025

Hiện nay, các doanh nghiệp thường đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp để phân biệt nó với các sản phẩm khác trên thị trường. Tuy nhiên, không giống như doanh nghiệp, hộ kinh doanh là chủ thể không có tư cách pháp nhân, vậy hộ kinh doanh…

Xem thêm
Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 10/02/2025

Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…

Xem thêm
Ngày ưu tiên và quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu

Ngày ưu tiên và quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 07/02/2025

Nguyên tắc ưu tiên là một trong hai nguyên tắc bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp, nguyên tắc này được quy định tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành nhằm giúp chủ thể được hưởng quyền ưu tiên so với các chủ thể khác trong quá trình đăng ký…

Xem thêm