TÌM HIỂU VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP
Thblaw.com.vn
-
Mua bán, sáp nhập được xem là một trong những phương thức để tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp trong phạm vi quốc gia và mở rộng thị phần ở các thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, việc tìm kiếm nguồn vốn để trang…
Mua bán, sáp nhập được xem là một trong những phương thức để tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp trong phạm vi quốc gia và mở rộng thị phần ở các thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, việc tìm kiếm nguồn vốn để trang trải các hoạt động kinh doanh là giải pháp được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu. Đó cũng là lý do vì sao trong thời gian gần đây thị trường đã ghi nhận nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp với đa dạng các lĩnh vực đời sống như ngân hàng, tiêu dùng, xây dựng… Việc mua bán, sáp nhập đã mang lại những lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp như nâng cao quy mô doanh nghiệp, giảm chi phí nhân lực, cải thiện nguồn lực tài chính, nâng cao trình độ công nghệ-kỹ thuật và trình độ kinh doanh.
Mua bán, sáp nhập (Merger and Acquisition – M&A) là hoạt động mà một doanh nghiệp giành quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp khác thông qua hình thức sáp nhập hoặc có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ số cổ phần, vốn góp, tài sản của doanh nghiệp đó.
+ Mergers (sáp nhập): là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp thường có cùng quy mô với nhau để tạo ra một doanh nghiệp mới. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới.
+ Acquisitions (mua lại): là hình thức kết hợp mà doanh nghiệp lớn sẽ mua các doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn, các doanh nghiệp bị mua lại này vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ và doanh nghiệp mua lại sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp mình mới mua.
Căn cứ vào chức năng của các công ty thành viên, việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp có thể được phân loại theo 3 hình thức M&A cơ bản, bao gồm:
+ Mua bán, sáp nhập theo chiều ngang(Horizontal): là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp cùng ngành, việc sáp nhập giữa các công ty cạnh tranh trực tiếp, có cùng loại sản phẩm và thị trường. Kết quả từ việc mua bán, sáp nhập theo hình thức này sẽ mang lại cơ hội mở rộng thị trường, tăng hiệu quả trong việc kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả hệ thống phân phối.
+ Mua bán, sáp nhập theo chiều dọc (Vertical): là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và tiếp cận thị trường, nhằm giảm chi phí giao dịch và các chi phí khác thông qua việc quốc tế hóa các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối, đồng thời tạo ra lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh…
+ Mua bán, sáp nhập kết hợp (Conglomerate): là hình thức mua bán, sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn. Hình thức này là sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và không có liên quan, nhằm giảm cơ bản rủi ro nhờ đa dạng hóa và để khai thác các hình thức kinh tế khác nhau trong các lĩnh vực tài chính, tài nguyên. Việc sử dụng hình thức mua bán, sáp nhập hình thành nên các tập đoàn sẽ là một cách tránh và không làm ảnh hưởng tới mức độ tập trung của thị trường. Thông thường, các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa dạng hóa các dãy sản phẩm thường lựa chọn chiến lược liên kết để thành lập các tập đoàn. Lợi của hình thức mua bán, sáp nhập này là việc giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa, tiết kiệm chi phí gia nhập thị trường và đạt được lợi nhuận gia tăng nhờ có nhiều sản phẩm dịch vụ.
Để tiến hành việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, cần thực hiện công đoạn kiểm tra như sau: Kiểm tra, rà soát về hoạt động tài chính của doanh nghiệp; Kiểm tra, rà soát về hoạt động thương mại của doanh nghiệp; Kiểm tra, rà soát hồ sơ pháp lý doanh nghiệp; Kiểm tra, rà soát hồ sơ thuế của công ty; Kiểm tra, đánh giá các hoạt động có liên quan khác; Định giá và thương lượng giá trị mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
Nguồn ảnh: Internet
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 02/02/2023
Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) là khâu trung gian tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam. Trong hơn 1 thập kỷ qua, M&A đã trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần đa dạng hóa các kênh thu hút vốn cho nền…
Xem thêm