Trang chủ » Blog » Thực trạng hoạt động quảng cáo xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử và giải pháp

Thực trạng hoạt động quảng cáo xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử và giải pháp

16/08/2024 - 22

Thblaw.com.vn

-

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các nền tảng thương mại điện tử ngày càng phổ biến. Trong đó, quảng cáo là hoạt động mang tính phổ biến và tiêu biểu trong thương mại điện tử. Tuy nhiên, hành vi quảng cáo xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng thương mại […]

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các nền tảng thương mại điện tử ngày càng phổ biến. Trong đó, quảng cáo là hoạt động mang tính phổ biến và tiêu biểu trong thương mại điện tử. Tuy nhiên, hành vi quảng cáo xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng thương mại điện tử đang ngày càng gia tăng.

Sự phát triển của thương mại điện tử bên cạnh việc đem lại sự thuận tiện còn làm gia tăng các hành vi vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử nói chung và hành vi quảng cáo xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ nói riêng. Các hành vi ngày càng trở nên tinh vi và bùng phát mạnh mẽ. Dễ thấy nhất là hành vi của các đối tượng lợi dụng sự mở cửa của các sàn thương mại điện tử để công khai rao bán, quảng cáo các sản phẩm, khuyến mại các mặt hàng (như quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…) có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo tính toán của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong số đơn nhận được từ đầu năm 2019, có đến 60% số đơn liên quan đến vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử. Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử chủ yếu là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tranh chấp tên miền, giao dịch mua bán hàng giả, hàng nhái, còn hành vi quảng cáo được thực hiện nhằm mục đích trở thành phương tiện để các chủ thể sử dụng cho các hành vi mua bán hàng nhái, hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh…

Hành vi quảng cáo mà xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu là xâm phạm quyền tác giả hay xâm phạm nhãn hiệu, tương tự như đối với các hành vi tại Trung Quốc. Các quảng cáo sử dụng hình ảnh mà chưa có sự cho phép của chủ sở hữu diễn ra công khai trên các website thương mại điện tử và các mạng xã hội. Hay hành vi quảng cáo nhãn hiệu này nhưng thực chất lại là sự biến tẩu của nhãn hiệu gốc dẫn đến các nhãn hiệu “nhái” được in tràn lan trên các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Tuy nhiên, trên thực tế, để xác định một hành vi có phải là quảng cáo xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ  không lại khá khó khăn. Bởi việc xác định một chủ thể vi phạm hành vi quảng cáo xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ hay các hành vi khác xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ (trong đó có hành vi quảng cáo) khá khó khăn. Bởi hoạt động quảng cáo diễn ra trong suốt chu trình mua bán nhưng lại không thể hiện rõ ràng. Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp, cá nhân quảng bá, cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên các sàn mua bán thương mại điện tử nhưng đơn vị quản lý sàn thương mại điện tử lại không có ở Việt Nam. Vì vậy, nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện giao dịch, sẽ gây khó cho cơ quan quản lý.

Pháp luật xử lý hành vi quảng cáo xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam được quy định ở nhiều văn bản pháp luật, nhưng chủ yếu ở 3 văn bản là Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi bổ sung năm 2018, Luật SHTT sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019,2022 và Luật Giao dịch điện tử hiện hành và một số văn bản hướng dẫn thi hành. Về cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của hành vi quảng cáo xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử là Thanh tra Khoa học và Công nghệ. Thanh tra Khoa học và Công nghệ sẽ có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghệ trên Internet với các hình phạt từ phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng, hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm có thời hạn, hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Còn đối với các hành vi vi phạm khác xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử thì sẽ thuộc thẩm quyền của Cục thương mại điện tử.

Tuy nhiên, qua thực trạng xử lý các hành vi quảng cáo xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam cho thấy quy định của pháp luật về hành vi này còn mờ nhạt, gây nhiều bất cập, trở ngại, khó khăn, không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi quảng cáo xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử là hết sức cần thiết.

Đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình xây dựng khung khổ pháp luật và thực thi pháp luật hiệu quả nhằm ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động quảng cáo trên các trang thương mại điện tử. Bởi, với các quốc gia có sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử, điển hình như Trung Quốc, Hoa Kỳ,… đã có những quy định rất chặt chẽ nhằm ngăn chặn hành vi này. Việt Nam, nếu muốn tiến xa hơn trên chiến trường quốc tế, cần hành động để bắt kịp với sự phát triển này.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Vấn nạn sách giả, sách lậu trước thềm năm học mới

Vấn nạn sách giả, sách lậu trước thềm năm học mới

Đăng vào ngày: 21/08/2024

Trước thềm mỗi năm học mới, vấn đề sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả, in lậu, không có nguồn gốc hợp pháp ngày càng trở nên nghiêm trọng và đáng lo ngại; trở thành nỗi lo cho nhiều hộ gia đình. Thực tế, sách giáo khoa là phương tiện không thể thiếu trong […]

Xem thêm
Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bao gồm thiệt hại về tinh thần hay không ?

Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bao gồm thiệt hại về tinh thần hay không ?

Đăng vào ngày: 13/08/2024

Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được coi là một dạng của thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự. Vậy nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Thiệt hại do […]

Xem thêm
Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 13/07/2024

Trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành một vấn đề phổ biến, mức độ theo chiều hướng trầm trọng và cách thức ngày càng tinh vi. Đã có không ít những doanh nghiệp phải chật vật trong việc đòi lại thương hiệu, nhãn hiệu hay […]

Xem thêm
Biện pháp xử lý tình trạng đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu”

Biện pháp xử lý tình trạng đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu”

Đăng vào ngày: 08/06/2024

Việc đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu” đã xuất hiện từ lâu trong pháp luật về sở hữu trí tuệ ở một số quốc gia như Anh, Mỹ.  Tại Việt Nam, các quy định liên quan đến “dụng ý xấu” trong đăng ký nhãn hiệu mới được bổ sung gần đây tại điều […]

Xem thêm