Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Thblaw.com.vn
-
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu, tên thương mại, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, chỉ dẫn địa lý và bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền sở hữu công…
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu, tên thương mại, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, chỉ dẫn địa lý và bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền sở hữu công nghiệp được coi là đối tượng có thể chuyển nhượng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Vậy, thủ tục chuyển nhượng quyền được quy định như thế nào? Hãy cùng THB theo dõi bài viết dưới đây.
Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Để thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thì Quý khách hàng cần phải chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và phải chuẩn bị thêm Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Căn cứ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và Thông tư số 18/2011/BKHCN-SHTT, hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải gồm các tài liệu sau:
– 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư);
– 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định; nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
– Bản gốc văn bằng bảo hộ;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
– Giấy ủy quyền (mẫu do THB cung cấp);
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)
Nơi tiếp nhận
Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập.
Các trường hợp đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hợp lệ
Trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đầy đủ và hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc sau:
– Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp/ chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
– Ghi nhận việc chuyển giap quyền sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
– Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Trường hợp hồ sơ đăng ký có thiếu sót
– Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;
– Ra thông báo từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.
Thời hạn đăng ký hợp đồng chuyển nhượng
Thời hạn xử lý hồ sơ là 02 tháng (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót).
Với sự chuyên nghiệp, nhanh chóng; công ty tư vấn THB xin trân trọng gửi tới các khách hàng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các thủ tục về Sở hữu trí tuệ. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY TƯ VẤN THB
Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ, gọi: 0836 38 33 22
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: thb.co@thb-consulting.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 06/01/2025
Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/12/2024
Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/12/2024
Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 23/12/2024
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa như liệu cá nhân nhạy cảm như sau: Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và…
Xem thêm