Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Thblaw.com.vn
-
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả của tổ chức, cá nhân được nêu trên được pháp luật quy định như thế nào? Tất cả sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể như sau: Quyền tác giả là gì? Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với…
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả của tổ chức, cá nhân được nêu trên được pháp luật quy định như thế nào? Tất cả sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể như sau:
Quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả gồm các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Theo quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định theo phân loại quyền:
1. Quyền nhân thân
Đối với các quyền nhân thân như quyền đặc tên cho tác phậm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì sẽ được bảo hộ vô thời hạn
2. Quyền công bố tác phẩm
Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và các quyền tài sản như quyền làm tác phẩm tái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính được quy định thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn 50 năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn được tính theo quy định tại điểm b) dưới đây;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tài điểm a) nêu trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a), b) nêu trên sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Với sự chuyên nghiệp, nhanh chóng; công ty tư vấn THB xin trân trọng gửi tới các khách hàng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các thủ tục về Sở hữu trí tuệ. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY TƯ VẤN THB
Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ, gọi: 0836 38 33 22
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: thb.co@thb-consulting.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 06/01/2025
Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/12/2024
Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/12/2024
Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 23/12/2024
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa như liệu cá nhân nhạy cảm như sau: Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và…
Xem thêm