Trang chủ » Blog » Thế nào là giả mạo nhãn hiệu hàng hoá?

Thế nào là giả mạo nhãn hiệu hàng hoá?

31/07/2024 - 37

Thblaw.com.vn

-

Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các hành vi xâm phạm nhãn hiệu ngày càng gia tăng nhất là các hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa. Vậy giả mạo nhãn hiệu là gì? Nếu vi phạm sẽ bị xử lý ra sao? Căn cứ Điều 213 […]

Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các hành vi xâm phạm nhãn hiệu ngày càng gia tăng nhất là các hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa. Vậy giả mạo nhãn hiệu là gì? Nếu vi phạm sẽ bị xử lý ra sao?

Căn cứ Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019,2022) quy định, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm: hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu, cụ thể:

(1) Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.

(2) Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó.

Việc gắn dấu hiệu này được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân không có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019,2022)   hoặc theo pháp luật của nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý đó.

(3) Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan.

Xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là những chế tài, khung hình phạt mà pháp luật quy định để trừng trị những cá nhân/ tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức khác. Các đối tượng này có thể bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Đối với hành vi buôn bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“Điều 12. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý

1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:

a) Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 300.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 10 Điều này trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa vi phạm.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền vi phạm hành chính như sau:

“Điều 2. Quy định về mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức

Mức phạt tiền đối với các hành vi quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.

…”

Như vậy, người nào có hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu mà giá trị hàng hóa vi phạm từ 5.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm. Trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa vi phạm thì người có hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Bên cạnh đó có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bao gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định; Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

Hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gồm: Buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhân hiệu; Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Mối liên hệ giữa tên miền và nhãn hiệu

Mối liên hệ giữa tên miền và nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 16/09/2024

Mặc dù tên miền không phải đối tượng bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ nhưng tên miền lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhãn hiệu. Mục đích phục vụ của tên miền và nhãn hiệu là khác nhau, tuy nhiên cả nhãn hiệu và tên miền cùng chia sẻ chức […]

Xem thêm
Sản phẩm vẫn đang trong quá trình nghiên cứu có nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ hay không?

Sản phẩm vẫn đang trong quá trình nghiên cứu có nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ hay không?

Đăng vào ngày: 11/09/2024

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tại khoản 1, […]

Xem thêm
Slogan công ty có được bảo hộ không?

Slogan công ty có được bảo hộ không?

Đăng vào ngày: 09/09/2024

Trong thời đại nền kinh tế tri thức và tiến trình hội nhập toàn cầu hiện nay, các tài sản trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Một trong số những công cụ tạo nên giá trị thương hiệu doanh […]

Xem thêm
04 nhóm tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có thể khởi kiện tại Tòa án

04 nhóm tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có thể khởi kiện tại Tòa án

Đăng vào ngày: 06/09/2024

“Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” rất đa dạng và phức tạp do quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ cho các đối tượng quyền khác nhau được xác lập dựa trên các điều kiện pháp lý khác nhau. Xét về thực chất xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ […]

Xem thêm