Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
Thblaw.com.vn
-
Trên thực tế, để cho hoạt động sản xuất và kinh doanh phải phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố nhưng quan trọng hơn cả là việc doanh nghiệp đó phải nghiêm túc chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật. Bất cứ doanh nghiệp nào vi phạm đều phải gánh chịu hậu quả…
Trên thực tế, để cho hoạt động sản xuất và kinh doanh phải phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố nhưng quan trọng hơn cả là việc doanh nghiệp đó phải nghiêm túc chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật. Bất cứ doanh nghiệp nào vi phạm đều phải gánh chịu hậu quả về mặt pháp lý mà hình phạt hay được áp dụng cho doanh nghiệp nhất đó là việc tạm ngừng, đình chỉ hoạt động và chấm dứt kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khái niệm tạm ngừng đình chỉ hoạt động và chấm dứt kinh doanh
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời hạn nhất định. Tại khoản 1, Điều 41, Nghị định 01/2021/NĐ-CP có nhắc đến cụm thuật ngữ “tạm ngừng kinh doanh” và xem đây là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp.
Đình chỉ hoạt động (có thời hạn) là việc doanh nghiệp buộc phải dừng sản xuất kinh doanh một phần hoặc toàn bộ lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực tế, đình chỉ hoạt động có thời hạn mang bản chất giống với tạm ngừng kinh doanh, những nguyên nhân phát sinh là khác nhau.
Chấm dứt kinh doanh là việc doanh nghiệp ngừng hẳn hoạt động thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.(Khái niệm được xây dựng dựa trên định nghĩa về “kinh doanh” được ghi nhận tại khoản 21, Điều 4, Luật Doanh nghiệp).
Lưu ý : Việc tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh có thể diễn ra đối với một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2. Quy định của pháp luật về việc tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
Căn cứ theo điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định của pháp luật về vấn đề tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh như sau :
Về các trường hợp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh theo pháp luật quy định
Khoản 2 điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các trường hợp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh bao gồm :
Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
Về nghĩa vụ của doanh nghiệp bị tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
Khoản 3 điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định :
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Về thủ tục tạm ngừng , đình chi hoạt động, chấm dứt kinh doanh
Về thủ tục tạm ngừng , đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh được quy định tại khoản 1 điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ!
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 06/01/2025
Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/12/2024
Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/12/2024
Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 23/12/2024
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa như liệu cá nhân nhạy cảm như sau: Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và…
Xem thêm