Sử dụng video như thế nào để tránh vi phạm bản quyền ?
Thblaw.com.vn
-
Bản quyền đối với video đang bị vi phạm nghiêm trọng bởi những hành vi như: cắt ghép, làm video nhạc chế…Để tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả, người dùng cần phải biết cách sử dụng video tránh vi phạm bản quyền. Video không phải là một thuật ngữ sử dụng trong pháp…
Bản quyền đối với video đang bị vi phạm nghiêm trọng bởi những hành vi như: cắt ghép, làm video nhạc chế…Để tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả, người dùng cần phải biết cách sử dụng video tránh vi phạm bản quyền. Video không phải là một thuật ngữ sử dụng trong pháp lý mà là thuật ngữ thông dụng trong đời sống hằng ngày. Hiểu đơn giản, video là một phương tiện truyền thông ghi, sao chép, phát lại, phát sóng và hiển thị hình ảnh chuyển động được lưu trữ trong các thiết bị điện tử. Với thuộc tính đó, căn cứ khoản 2, 3 Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, video là đối tượng bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, bao gồm:
* Quyền tác giả: Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự.
* Quyền liên quan:
– Bản ghi hình.
– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
Tuy nhiên để được bảo hộ quyền liên quan phải thuộc một trong những trường hợp dưới đây:
Bản ghi hình |
Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá |
– Bản ghi hình của nhà sản xuất bản ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
– Bản ghi hình của nhà sản xuất bản ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. |
– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên |
Tóm lại, video được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới các hình thức sau:
– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;
– Bản ghi hình;
– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
Vậy phải sử dụng video như thế nào để tránh vi phạm bản quyền?
Thực tế, video được sản xuất, công bố nhằm mục đích truyền tải thông tin, phục vụ nhu cầu giải trí cho người xem. Căn cứ Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, khi sử dụng video, người dùng không được thực hiện các hành vi sau:
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc video dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
- Sao chép video mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
- Làm video phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với video được dùng để làm video phái sinh;
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt video đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao video mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Khi cần sử dụng video nào đó, người dùng có thể thực hiện các cách sau để tránh vi phạm bản quyền:
Thứ nhất, người dùng có thể sử dụng các nguồn video miễn phí bản quyền trên các trang web như Pexels, Pixabay, hoặc Unsplash. Những video này thường có giấy phép cho phép người dùng sử dụng mà không cần xin phép.
Thứ hai, người dùng có thể tự sản xuất, tạo ra video riêng của họ, việc này giúp họ được sở hữu bản quyền hoàn toàn và tránh mọi rắc rối về vấn đề bản quyền. Bên cạnh đó, nếu người dùng sử dụng một phần video thuộc bản quyền của người khác, hãy chắc chắn rằng việc sử dụng đó nằm trong khung “sử dụng hợp lý” (fair use) theo luật pháp, nhưng hãy lưu ý rằng điều này có thể khó xác định và có thể không bảo vệ bạn hoàn toàn.
Thứ ba, nếu muốn sử dụng video của chủ sở hữu khác, hãy liên hệ với họ để xin phép nhằm đảm bảo có sự đồng ý và các thoả thuận rõ ràng. Khi sử dụng video của người khác (đặc biệt là video có giấy phép), hãy luôn ghi nguồn gốc để tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, người dùng khi sử dụng video phải xin phép hoặc trả tiền nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu, trừ một số trường hợp sau:
Sử dụng video không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút (Điều 25, 32 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành)
- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân;
- Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy.
Sử dụng video không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút (Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành)
- Sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
- Sử dụng bản ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
Lưu ý:
- Tổ chức, cá nhân sử dụng các quyền này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường bản ghi hình và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi hình.
Như vậy, việc xin phép và trả tiền nhuận bút là một trong những cách sử dụng video tránh vi phạm bản quyền. Trường hợp cá nhân, tổ chức sử dụng trái phép video thì sẽ bị xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu.
Nếu có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền nhanh chóng, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 21/01/2025
Bước vào kỷ nguyên số, vấn đề vi phạm bản quyền đang ngày càng gia tăng và là vấn đề rất phổ biến, điều này đã gây ra những rắc rối cho các cá nhân và tổ chức. Phần lớn có rất nhiều trường hợp vi phạm họ đều nhận thức được hành vi vi…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 18/01/2025
Quyền tài sản của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm bị hạn chế hơn so với quyền tài sản của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm ở chỗ: Không có quyền xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 16/01/2025
Chuyển giao quyền tác giả được hiểu là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền của tác giả theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân khác. Chuyển giao quyền tác giả bao gồm chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 14/01/2025
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…
Xem thêm