Trang chủ » Blog » Sử dụng nhãn hiệu đúng cách là như thế nào ?

Sử dụng nhãn hiệu đúng cách là như thế nào ?

29/03/2024 - 157

Thblaw.com.vn

-

Luật pháp và thực tiễn pháp lý không có định nghĩa rõ ràng về “sử dụng nhãn hiệu đúng cách”. Căn cứ tại Điều 5.C.2 của Công ước Paris, quy định về việc sử dụng nhãn hiệu như sau: “Việc chủ nhãn hiệu hàng hóa sử dụng nhãn hiệu theo mẫu khác biệt về chi…

Luật pháp và thực tiễn pháp lý không có định nghĩa rõ ràng về “sử dụng nhãn hiệu đúng cách”. Căn cứ tại Điều 5.C.2 của Công ước Paris, quy định về việc sử dụng nhãn hiệu như sau: “Việc chủ nhãn hiệu hàng hóa sử dụng nhãn hiệu theo mẫu khác biệt về chi tiết, nhưng không làm thay đổi tính phân biệt của nhãn hiệu theo mẫu đã được đăng ký tại một nước thành viên bất kỳ của Liên minh sẽ không dẫn tới việc đình chỉ đăng ký và không thể hạn chế sự bảo hộ đã dành cho nhãn hiệu”.

Về nguyên tắc, chủ nhãn hiệu có thể sử dụng nhãn hiệu khác với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký, miễn là nó “giữ nguyên tính phân biệt của nhãn hiệu đã đăng ký”, thì sẽ “không dẫn tới việc đình chỉ đăng ký và không thể hạn chế sự bảo hộ đã dành cho nhãn hiệu”. Mục đích của điều luật này là cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu tạo ra các thay đổi trong nhãn hiệu mà không làm thay đổi đặc điểm phân biệt của nó, giúp nhãn hiệu có thể thích nghi tốt hơn với các yêu cầu tiếp thị và quảng bá của hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, sự thay đổi phải nằm ở các yếu tố không có khả năng phân biệt đáng kể và (các) dấu hiệu được sử dụng trong thực tế và nhãn hiệu đã đăng ký phải cơ bản giống nhau.

Vậy có phải sử dụng nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký?

Thực tế, tại Việt Nam, do trong quá trình sử dụng nhãn hiệu trong thương mại, chủ nhãn hiệu thường có khuynh hướng thay đổi thiết kế/ màu sắc hoặc cách điệu nhãn hiệu đã đăng ký hoặc loại bỏ/ thêm vào một số thành phần trong nhãn hiệu đã đăng ký..

Chủ nhãn hiệu có thể thực hiện một số thay đổi về kiểu chữ, cách điệu, thiết kế, màu sắc đối với nhãn hiệu đã đăng ký mà không ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực hay phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu nếu các thay đổi đó không làm biến đổi đặc tính phân biệt của nhãn hiệu đã đăng ký. Hay cũng có thể bỏ bớt một thành phần ra khỏi nhãn hiệu đã đăng ký hay thêm vào một thành phần khác với điều kiện rằng thành phần bị bỏ bớt hoặc thêm vào không làm thay đổi đặc tính phân biệt của nhãn hiệu đã đăng ký. Và do vậy, việc sử dụng nhãn hiệu (với các thành phần bị bỏ bớt hoặc thêm vào) trên thực tế có thể được coi như sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký.

Pháp luật Việt Nam không có quy định rằng việc sử dụng một dấu hiệu tương tự/gần giống với với nhãn hiệu đã đăng ký bởi chính chủ sở hữu thì sẽ không xâm phạm quyền nhãn hiệu của tổ chức/cá nhân khác. Do đó, việc sử dụng một dấu hiệu tương tự/gần giống với nhãn hiệu đã đăng ký bởi chính chủ sở hữu không thể đảm bảo rằng chủ nhãn hiệu được miễn trừ khỏi các cáo buộc xâm phạm quyền nhãn hiệu từ các tổ chức/cá nhân khác. Như vậy, có thể hiểu rằng, mặc dù nhãn hiệu đã được đăng ký, thế nhưng việc sử dụng nhãn hiệu ở một phiên bản khác sẽ có thể đẩy chủ nhãn hiệu vào nguy cơ xâm phạm nhãn hiệu của tổ chức/cá nhân khác. Một dấu hiệu khác với nhãn hiệu đã đăng ký sẽ được xem xét như một dấu hiệu độc lập, không liên quan đến nhãn hiệu đã đăng ký.

Để xác định có hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu của người khác có xảy ra hay không, cơ quan thực thi của Việt Nam chỉ cần xác định 3 điều kiện sau đây thỏa mãn: 

(i) Dấu hiệu tương tự/trùng lặp với nhãn hiệu được bảo hộ; 

(ii) Hàng hóa/dịch vụ mang dấu hiệu tương tự/trùng lặp với hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ 

(iii) Hành vi sử dụng dấu hiệu là không được phép và có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

Theo quy định tại Công ước Paris mà Việt Nam là thành viên, chủ nhãn hiệu vẫn có thể sử dụng nhãn hiệu khác với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký trong một số điều kiện nhất định. Để tránh rủi ro khi thực hiện một số thay đổi cho mẫu nhãn hiệu đã đăng ký, chúng tôi khuyến nghị nên thực hiện một số bước đánh giá như sau:

Bước 1: Đánh giá nhãn hiệu đã đăng ký: Cần đánh giá nhãn hiệu đã đăng ký đăng ký bằng xem xét yếu tố nào là yếu tố có khả năng phân biệt và gây ấn tượng mạnh/chi phối về thị giác.

Bước 2: Đánh giá mức độ khác biệt của nhãn hiệu sử dụng trong thực tế so với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký, và đánh giá mức đọ ảnh hưởng của các thay đổi áp dụng cho mẫu nhãn hiệu đã đăng ký: Cần đánh giá xem liệu những yếu tố góp phần tạo nên đặc tính phân biệt của nhãn hiệu đã đăng ký có hiện diện và / hoặc sửa đổi trong nhãn hiệu được sử dụng trên thực tế hay không, bằng cách so sánh trực tiếp hai dấu hiệu, nhằm xác định mức độ khác biệt giữa chúng (khác biệt lớn, đáng kể hay nhỏ/không đáng kể).

Nhìn chung, các đánh giá nêu trên có thể giúp nhận biết nguy cơ/rủi ro cao hay thấp khi bạn muốn thực hiện một số thay đổi đối với nhãn hiệu đã đăng ký của mình. Các khuyến nghị/chiến lược để giảm thiểu nguy cơ/rủi ro khi bạn có ý định sử dụng nhãn hiệu khác với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký như sau:

– Phải đảm bảo không làm biến đổi đặc tính phân biệt của nhãn hiệu đã đăng ký. Tốt nhất chỉ nên thay đổi ở các yếu tố không có khả năng phân biệt đáng kể hay thành phần có tính phân biệt yếu;- Nên sử dụng nhãn hiệu đúng như đã đăng ký;

– Nên nộp đơn đăng ký các phiên bản khác của nhãn hiệu đã đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ nếu chúng được đánh giá là khác biệt đáng kể so với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký;

– Xem xét đăng ký dưới dạng quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả nếu đáp ứng điều kiện bảo hộ;

– Nên tra cứu khả năng bảo hộ của các phiên bản khác với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký trước khi sử dụng để tìm ra các nhãn hiệu tương tự (nếu có);

– Nên giám định khả năng xâm phạm tại Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ trước khi sử dụng.

Doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu không đồng nghĩa với việc hành vi sử dụng nhãn hiệu của họ trong thương mại không có rủi ro hay họ sẽ được miễn trừ khỏi các khiếu nại, cáo buộc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ các tổ chức, cá nhân khác. Các vụ việc nêu trên và các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam không thể giúp xác định hay tìm ra một câu trả lời chắc chắn về việc khi nào hoặc trong chừng mực nào thì việc thay đổi mẫu nhãn hiệu đã đăng ký sẽ có thể gây ra những rủi ro pháp lý.

Rõ ràng, cần phải xem xét một cách cẩn trọng các dữ kiện của từng vụ việc mới có thể đưa ra đánh giá đúng đắn về các nguy cơ/rủi ro tiềm ẩn khi bạn dự định thực hiện một số thay đổi đối với nhãn hiệu đã đăng ký. Cách tiếp cận an toàn và hiệu quả nhất là tìm kiếm lời khuyên hoặc tham vấn các Luật sư sở hữu trí tuệ có kinh nghiệm thực tế và hiểu biết sâu rộng về luật sở hữu trí tuệ, những người có thể cung cấp các giải pháp, chiến lược phù hợp nhằm khai thác tài sản trí tuệ đúng pháp luật và tối ưu về chi phí. 

Để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 14/01/2025

Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…

Xem thêm
Chủ sở hữu nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Chủ sở hữu nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Đăng vào ngày: 03/01/2025

Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên để tránh trường hợp bị đăng ký trên cơ sở “thiếu trung thực” và quá trình phản đối/hủy bỏ tốn kém cả thời gian, tiền bạc, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến…

Xem thêm
Tìm hiểu về nhãn hiệu chứng nhận

Tìm hiểu về nhãn hiệu chứng nhận

Đăng vào ngày: 24/12/2024

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dựa vào đặc điểm của nhãn hiệu, có thể phân thành các loại: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng….

Xem thêm
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài

Đăng vào ngày: 20/12/2024

Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…

Xem thêm