Trang chủ » Blog » So sánh tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp
So sánh tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp
19/11/2024 - 4
Thblaw.com.vn
-
Hiện nay, nhiều người có thể nhầm lẫn giữa hai cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng công nghiệp và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Vậy, theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, làm thế nào để phân biệt rõ…
Hiện nay, nhiều người có thể nhầm lẫn giữa hai cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng công nghiệp và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Vậy, theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, làm thế nào để phân biệt rõ ràng giữa hai đối tượng này? Cùng luật THB tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này.
Theo quy định khoản 2 điều 13 NĐ 22/ 2018, “Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.”
Tại khoản 14 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.”
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp đều là những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau về mục đích, tính chất và phạm vi bảo vệ pháp lý. Dưới đây là sự so sánh chi tiết giữa hai khái niệm này:
Tiêu chí
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Kiểu dáng công nghiệp
Căn cứ xác lập quyền
Khoản 1 điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ
“Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn)”.
Điểm a khoản 3 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2022
“Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;”.
Chi phí
Không mất phí đăng kí nếu không đăng kí. Nếu đăng kí thì chi phí cũng thấp hơn
Mất phí đăng kí và văn bằng,..
Phí chính
Hồ sơ đăng kí
Khoản 2 điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2022
Khoản 1 điều 100 và điều 103
Thời hạn thẩm định đơn đăng kí
Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ 2022
“Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ”.
Theo quy định thì 10 tháng nhưng trên thực tế còn lâu hơn do phải thẩm định về mật nội dung
Thẩm định hình thức: 1 tháng
Công bố: 2 tháng
Thẩm định nội dung: không quá 7 tháng
Điều kiện bảo hộ
Có tính nguyên gốc
Được định hình dưới 1 hình thức vật chất nhất định.
Đáp ứng tính mới ( điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ 2022).
Tính sáng tạo (điều 66 Luật Sở hữu trí tuệ 2022)
Có khả năng áp dụng công nghiệp(điều 67 ).
Đối tượng không bảo hộ
Khoản 1 điều 8 và điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2022.
Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Điều 64
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Thời hạn bảo hộ
Khoản 1 điều 27 và điểm a khoản 2 điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2022.
Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.
Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
Khoản 4 điều 93 (15 năm kể từ ngày nộp đơn).
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
Phạm vi quyền được bảo hộ
Chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng đối tượng trùng với tác phẩm của mình nếu họ chứng minh được họ độc lập sáng tạo ra mà không sao chép từ tác phẩm được bảo hộ.
Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng kiểu dáng trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng được bảo hộ trong thời hạn bảo hộ, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2022.
Hành vi xâm phạm
Điều 28
Điều 126
Cơ quan quản lý
Cục bản quyền tác giả bộ khoa học thể thao và du lịch
Cục sở hữu trí tuệ thuộc bộ khoa học và công nghệ
Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Sở hữu trí tuệ là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm trong xã hội ngày nay. Các tác giả cũng dần chú trọng hơn về việc bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân từ những sản phẩm trí tuệ hay tác phẩm sáng tạo của mình. Không những thế mà…
Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có…
Khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, phân loại kiểu dáng công nghiệp là việc không thể bỏ qua, thậm chí nếu phân loại không chính xác còn bị từ chối đơn đăng ký. Việc tra cứu này là cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng để đánh…
Cá nhân, tổ chức khi đăng ký bảo hộ sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp sẽ được độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó, trừ một ngoại lệ. Ngoại lệ này được gọi là quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp khi có cá nhân, tổ chức…