Trang chủ » Blog » Quy định về trả tiền bản quyền trong trường hợp giới hạn quyền tác giả

Quy định về trả tiền bản quyền trong trường hợp giới hạn quyền tác giả

08/12/2023 - 99

Thblaw.com.vn

-

Căn cứ Điều 35 Nghị định 17/2023/NĐ-CP nêu rõ về trả tiền bản quyền trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan. Theo đó, tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài…

Căn cứ Điều 35 Nghị định 17/2023/NĐ-CP nêu rõ về trả tiền bản quyền trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan.

Theo đó, tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 và điểm a khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ không phải xin phép, nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì phải trả tiền bản quyền theo biểu mức quy định tại Phụ lục I của Nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo và không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 và điểm a khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ không phải xin phép, nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình theo biểu mức quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.

Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này lấy một năm dương lịch làm thời gian quyết toán việc trả tiền bản quyền.

Sau 90 ngày kể từ ngày hết năm tài chính mà tổ chức phát sóng không trả tiền bản quyền theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này thì phải dừng việc tiếp tục sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình.

Quy định tại khoản này không áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26, điểm b khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 1 Điều 34 của Nghị định này không phải xin phép, nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì phải trả tiền bản quyền theo biểu mức quy định tại Phụ lục II của Nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không trả tiền bản quyền trong thời hạn 90 ngày kể từ khi sử dụng thì phải dừng việc tiếp tục sử dụng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/4/2023.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Đăng vào ngày: 17/10/2024

Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có…

Xem thêm
Tìm hiểu về những hành vi được xem là xâm phạm quyền tác giả

Tìm hiểu về những hành vi được xem là xâm phạm quyền tác giả

Đăng vào ngày: 15/10/2024

Khi phát hiện một hành vi nghi ngờ xâm phạm quyền tác giả của mình hoặc khi bị một cá nhân, tổ chức khác yêu cầu xử lý xâm phạm quyền tác giả; cho dù đứng ở cương vị là người yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm hay người bị yêu cầu xử…

Xem thêm
Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Đăng vào ngày: 14/10/2024

Việc không đăng ký bản quyền phần mềm có thể dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi và sự phát triển của cá nhân hoặc tổ chức. Dưới đây là một số rủi ro cơ bản: 1. Vi phạm bản quyền:  Nếu bạn sử dụng hoặc phân phối…

Xem thêm
Phân biệt đồng tác giả và tác giả tập thể

Phân biệt đồng tác giả và tác giả tập thể

Đăng vào ngày: 12/10/2024

Tác giả là người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó, tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học chỉ có thể là những con người cụ thể khi họ đã…

Xem thêm