Trang chủ » Blog » Phân loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Phân loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh

24/06/2024 - 72

Thblaw.com.vn

-

Đã từ lâu, hành vi cạnh tranh xuất hiện và trở thành một đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường. Mục đích của cạnh tranh không gì khác ngoài việc làm thế nào để hàng hoá, dịch vụ của mỗi doanh nghiệp được “bán chạy”. Đây là động lực thúc đẩy nền kinh…

Đã từ lâu, hành vi cạnh tranh xuất hiện và trở thành một đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường. Mục đích của cạnh tranh không gì khác ngoài việc làm thế nào để hàng hoá, dịch vụ của mỗi doanh nghiệp được “bán chạy”. Đây là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, làm cho doanh nghiệp năng động và nhạy bén hơn trong việc nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, buộc họ phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ, nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, để đạt được lợi ích kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các hành vi thương mại không trung thực nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận cho bản thân mình. Hành vi đó làm ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp khác, đến người tiêu dùng và rộng ra là đến cả nền kinh tế. Đó chính là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Xét về mặt bản chất, các hành vi này đều tạo ra những lợi thế không chính đáng trong quá trình cạnh tranh trên thị trường. Việc phân loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh dựa trên những cơ sở khác nhau, cụ thể:

  1. Các hành vi mang tính lợi dụng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác

Đây là nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình, tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau như gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá bằng cách lợi dụng thành quả, giá trị doanh nghiệp khác đạt được, xâm phạm bí mật kinh doanh để sử dụng trái phép lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác. Đây cũng là dạng hành vi gần với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sự khác biệt chỉ nằm ở đối tượng bị xâm phạm.

  1. Hành vi mang tính công kích, cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Đây là nhóm hành vi có chung bản chất là tấn công vào đối thủ cạnh tranh, phát tán thông tin sai lệch làm mất uy tín đối thủ, lôi kéo hoặc mua chuộc nhân viên doanh nghiệp khác, tác động đến các đơn vị hợp tác của doanh nghiệp nhằm triệt tiêu hoặc làm suy giảm các lợi thế của đối thủ cạnh tranh. Những hành vi này tuy không điển hình và đôi khi khó phát hiện hơn nhóm hành vi trên nhưng các bên liên quan có thể sử dụng các quy định trực tiếp về gây thiệt hại và bồi thường thiệt hại của pháp luật dân sự hoặc cả hình sự để giải quyết tranh chấp một cách triệt để, thay vì áp dụng riêng quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh.

  1. Hành vi lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp khác một cách bất chính

Đây là các hành vi kinh doanh bất chính đã trở nên phổ biến trên thị trường như quảng cáo so sánh công kích đối thủ và lừa dối thông tin sản phẩm đến khách hàng, khuyến mãi trá hình, ép buộc khách hàng,… Hành vi này khiến thị trường trở nên không minh bạch, làm sai lệch các giao dịch giữa chủ thể tham gia thị trường, đồng thời làm ảnh hưởng không tốt đến thị trường chung. Bản chất của hành vi này là tạo ra lợi thế cạnh tranh gian dối để lôi kéo khách hàng, người tiêu dùng; tuy người bị ảnh hưởng trực tiếp của hành vi này là khách hàng, người tiêu dùng nhưng các doanh nghiệp cạnh tranh chịu ảnh hưởng gián tiếp từ hành vi đó thông qua việc mất lượng lớn khách hàng, rất có thể dẫn đến sự loại bỏ doanh nghiệp này ra khỏi thị trường khi lượng khách hàng duy trì không thể đảm bảo. 

Trên thực tế, việc phân loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ mang tính chất tương đối. Các nhóm hành vi nói trên có sự giao thoa, một hành vi có thể xếp vào một hoặc nhiều nhóm phân loại khi xem xét mục đích vi phạm và đối tượng tác động. 

___________________________ 

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Đăng vào ngày: 14/10/2024

Việc không đăng ký bản quyền phần mềm có thể dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi và sự phát triển của cá nhân hoặc tổ chức. Dưới đây là một số rủi ro cơ bản: 1. Vi phạm bản quyền:  Nếu bạn sử dụng hoặc phân phối…

Xem thêm
Việc đăng ký bản quyền có bắt buộc hay không ?

Việc đăng ký bản quyền có bắt buộc hay không ?

Đăng vào ngày: 08/10/2024

Với sự phát triển không ngừng của quá trình công nghiệp hóa, sở hữu trí tuệ cũng ngày càng được chú trọng cụ thể là quyền lợi của chủ sở hữu đối với tác phẩm hay tác giả sáng tạo ra tác phẩm rất được quan tâm và bảo vệ thông qua sự thừa nhận…

Xem thêm
Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản?

Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản?

Đăng vào ngày: 29/08/2024

Thủ tục phá sản là một thủ tục hành chính khá phức tạp đối với doanh nghiệp. Theo cách giải thích từ ngữ trong Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố…

Xem thêm
Hạn sử dụng của hàng hóa sản phẩm được tính từ ngày nào

Hạn sử dụng của hàng hóa sản phẩm được tính từ ngày nào

Đăng vào ngày: 28/08/2024

Quy định về thời hạn sử dụng hàng hoá là tất cả những chỉ tiêu, quy chuẩn quy định về thời hạn để sử dụng hàng hoá được tốt nhất. Định nghĩa của về hạn sử dụng của hàng hóa sản phẩm được quy định tại khoản 11 Điều 3 NĐ43/2017/NĐ-CP quy định như sau:…

Xem thêm