Trang chủ » Blog » Phân biệt nhãn hiệu và logo

Phân biệt nhãn hiệu và logo

08/05/2024 - 128

Thblaw.com.vn

-

Logo và nhãn hiệu là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn. Thực tế, trong quá trình viết mô tả cho logo và nhãn hiệu, nhiều doanh nghiệp không chứng minh được sự khác biệt của nó với các sản phẩm đã đăng kí trên thị trường. Từ đó, gặp rất nhiều vấn đề pháp…

Logo và nhãn hiệu là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn. Thực tế, trong quá trình viết mô tả cho logo và nhãn hiệu, nhiều doanh nghiệp không chứng minh được sự khác biệt của nó với các sản phẩm đã đăng kí trên thị trường. Từ đó, gặp rất nhiều vấn đề pháp lý rắc rối. Trong bài viết sau, THB sẽ nêu một số tiêu chí đánh giá sự khác biệt giữa chúng để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn.

Nhãn hiệu là một công cụ marketing – truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà tổ chức, cá nhân đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó. Logo có sứ mệnh miêu tả những giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp; được xem là một biểu tượng có thể cung cấp cho người tiêu dùng sự nhận biết ngay tức khắc và mạnh mẽ về thương hiệu, công việc kinh doanh cũng như sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Tiêu chí Nhãn hiệu Logo
Khái niệm Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau (khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm) Là một ký hiệu hoặc biểu tượng của một nhãn hiệu.

Logo được sắp xếp, thiết kế một cách cá biệt, độc đáo tùy theo mỗi doanh nghiệp.

Dấu hiệu nhận biết Thường được thấy nhất là dấu hiệu thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm; hay nói cách khác, nhãn hiệu cũng chính là tên riêng của sản phẩm, qua đó giúp phân biệt được sản phẩm mang nhãn hiệu này với các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự khác nhưng không chỉ của những doanh nghiệp khác nhau, thậm chí là trong cùng một doanh nghiệp

Ví dụ: Hãng Honda sản xuất cùng một loại xe gắn máy nhưng với nhiều tên gọi khác nhau: SH, PCX, Air Blade, Lead, Vision, Future, Wave, Blade, Super Dream.

Được thiết kế bằng một hoặc nhiều hình ảnh, màu sắc hay ký tự từ ngữ ghép lại với nhau để tạo nên một hình thù, khiến cho người xem dễ liên tưởng đến hoạt động sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp đó và thấy được sự khác biệt với logo khác.
Điều kiện bảo hộ Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

–   Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

–   Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

 

Logo được bảo hộ quyền tác giả đáp ứng các điều kiện sau:

Logo phải mang tính sáng tạo

Logo được bảo hộ dưới loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Logo đăng ký dưới danh nghĩa nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện sau:

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Logo đăng ký dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp đáp ứng điều kiện sau:

Có tính mới;

Có tính sáng tạo;

Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Logo đăng ký dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý đáp ứng các điều kiện sau:

–  Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

–  Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Logo bảo hộ theo cơ chế quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, căn cứ xác lập hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:

–    Gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hóa, bao bì  hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo

–    Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương  mại đó.

Cơ chế bảo hộ Được bảo hộ theo cơ chế quyền sở hữu công nghiệp Được bảo hộ theo ba cơ chế:

–   Quyền tác giả

–   Quyền sở hữu công nghiệp

–   Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Phạm vi và mức độ bảo hộ Hạn chế trong sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhưng mức độ bảo hộ cao hơn Không hạn chế lĩnh vực nhưng mức độ bảo hộ bản quyền yếu hơn
Thời hạn bảo hộ 10 năm, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Thời hạn bảo hộ logo dưới danh nghĩa:

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 75 năm

Nhãn hiệu: 10 năm, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

Kiểu dáng công nghiệp: 05 năm,  có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

Chỉ dẫn địa lý: vô thời hạn.

Như vậy trên đây là một số tiêu chí để phân biệt giữa nhãn hiệu và logo, dựa vào những tiêu chí đó bạn có thể hiểu được và phân biệt được 2 phạm trù này tránh bị nhầm lẫn giữa logo và nhãn hiệu.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
08 điều doanh nghiệp phải biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

08 điều doanh nghiệp phải biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 17/01/2025

1. Đừng nhầm lẫn giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại Hiện nay, nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại, dẫn đến tình trạng nhầm lẫn và khó khăn khi đăng ký. Thêm vào đó, các quy định pháp lý tại Việt Nam…

Xem thêm
Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 14/01/2025

Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…

Xem thêm
Chủ sở hữu nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Chủ sở hữu nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Đăng vào ngày: 03/01/2025

Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên để tránh trường hợp bị đăng ký trên cơ sở “thiếu trung thực” và quá trình phản đối/hủy bỏ tốn kém cả thời gian, tiền bạc, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến…

Xem thêm
Tìm hiểu về nhãn hiệu chứng nhận

Tìm hiểu về nhãn hiệu chứng nhận

Đăng vào ngày: 24/12/2024

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dựa vào đặc điểm của nhãn hiệu, có thể phân thành các loại: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng….

Xem thêm