Phân biệt nhãn hàng hoá và nhãn hiệu hàng hoá
Thblaw.com.vn
-
Ngày nay, hàng hoá lưu thông trên thị trường hết sức đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, nguồn gốc xuất xứ… đã đáp ứng được phần nào thị hiếu, thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng chính vì sự…
Ngày nay, hàng hoá lưu thông trên thị trường hết sức đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, nguồn gốc xuất xứ… đã đáp ứng được phần nào thị hiếu, thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng chính vì sự đa dạng, phong phú của hàng hoá mà không ít người tiêu dùng lúng túng trong việc lựa chọn mua sản phẩm, hàng hoá. Thông thường, để tránh nhầm lẫn, mua phải những sản phẩm, hàng hoá không mong muốn, nhiều người đã tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như truyền thông, internet hoặc từ người thân, bạn bè, những người đã sử dụng hàng hoá trước đó hoặc từ nhân viên marketing, bán hàng…, hoặc sẽ mua và sử dụng những hàng hoá bởi sự nổi tiếng của nhãn hiệu.
Tuy nhiên, một kênh thông tin rất quan trọng mà người tiêu dùng đôi khi không chú ý trong quá trình lựa chọn mua hàng, đó chính là nhãn hàng hoá. Và trong thực tế không phải ai cũng phân biệt được thế nào là Nhãn hàng hóa và Nhãn hiệu hàng hóa.
Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hàng hóa phải chăng chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một đối tượng? Có phải đều là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác?
1. Nhãn hiệu hàng hóa là gì?
Nhãn hiệu hàng hóa là đối tượng được bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ. Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa “là những dấu hiệu riêng biệt được người sản xuất hàng hóa sử dụng gắn lên sản phẩm để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với những hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là hình ảnh, từ ngữ hoặc sự kết hợp cả hai yếu tố này và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, một từ, cụm từ, biểu tượng, hình ảnh, logo hoặc kết hợp các yếu tố này được sử dụng trên sản phẩm/ dịch vụ. Bên cạnh đó, các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hóa phải:
- Được hình thành từ các yếu tố độc đáo và dễ nhận biết;
- Không trùng lặp hoặc giống đến mức có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá) tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá;
- Không trùng lặp hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá được coi là nổi tiếng.
Do đó, nhãn hiệu hàng hóa là các biểu tượng được cá nhân hoặc doanh nghiệp (hoặc một nhóm doanh nghiệp) sử dụng để đặt ra sự phân biệt giữa sản phẩm của họ và sản phẩm cùng loại từ cá nhân hoặc doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, các chủ thể nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình để được pháp luật bảo hộ và tránh những tranh chấp có thể xảy ra.
Dựa vào các dấu hiệu được sử dụng để làm nhãn hiệu thì nhãn hiệu hàng hóa có 3 loại như sau:
- Nhãn hiệu chữ: Gồm các chữ cái, chữ số, từ (có ý nghĩa hoặc không ý nghĩa như tên gọi, từ tự đặt), ngữ (một cụm từ, một khẩu hiệu kinh doanh). Ví dụ: Coca Cola, Nike, Adidas, Chanel,…
- Nhãn hiệu hình: Gồm hình vẽ, biểu tượng, ảnh chụp, hình khối (hình không gian ba chiều)
- Nhãn hiệu kết hợp: Gồm cả hai yếu tố chữ và hình ảnh. Loại nhãn hiệu này có thể là màu đen trắng hoặc kết hợp nhiều màu sắc khác nhau.
2. Nhãn hàng hóa là gì?
Nhãn hàng hóa được ghi nhận trong Nghị định 43/2017/NĐ-CP, “là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa”.
Nhãn hàng hoá theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP nhãn hàng hóa phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá. Các nội dung bắt buộc như: tên hàng hoá; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; xuất xứ hàng hoá phải được ghi trên nhãn hàng hoá và phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hoá và trên nhãn hàng hoá phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
3. So sánh nhãn hàng hoá và nhãn hiệu hàng hoá
Dựa trên những khái quát cơ bản nêu trên ta thấy rằng sự khác biệt giữa nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hàng hóa được thể hiện trên một số những khía cạnh cơ bản sau:
Tiêu chí |
Nhãn hàng hoá |
Nhãn hiệu hàng hoá |
Chức năng |
Nhãn hàng hóa sẽ cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về sản phẩm (như: tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; các tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa hay thành phần, định lượng, hạn sử dụng….của hàng hóa).
|
Nhãn hiệu có chức năng phân biệt hàng hóa của chủ thể này với hàng hóa của chủ thể khác. |
Về hình thức thể hiện |
Nhãn hàng hóa được thể hiện dưới dạng bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá. |
Nhãn hiệu hàng hóa được dể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. |
Phạm vi sử dụng |
Việc sử dụng nhãn hàng hóa là nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phải thực hiện theo quy định của Nhà nước.
|
Việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa là quyền của cá nhân tổ chức. Các chủ thể này sử dụng nhãn hiệu không chỉ để làm dấu hiệu phân biệt mà còn sử dụng trong các hoạt động nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, gây dựng thương hiệu cho sản phẩm, nói chung nhằm mục đích kinh tế trong hoạt động thương mại. |
Tóm lại, vai trò của nhãn hiệu được sử dụng để phục vụ cho mục đích thương mại của chủ thể kinh doanh và có giá trị như một tài sản nếu được đăng ký bảo hộ, còn nhãn hàng hóa bắt buộc phải được sử dụng theo quy định của pháp luật nhằm hướng tới bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 20/12/2024
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 17/12/2024
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu có thể thể hiện bằng chữ, bằng logo, slogan hoặc bằng hình… Để được đăng kí nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền, hàng hóa phải đáp ứng được tiêu chuẩn…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 16/12/2024
Nhãn hiệu đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ giúp phân biệt sản phẩm, dịch vụ trên thị trường mà còn góp phần tạo dựng vị thế trong tâm trí của khách hàng. Theo quy định pháp luật Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ nhãn…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 10/12/2024
Trong quá trình thành lập và xây dựng bảo vệ thương hiệu, tên doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của thương hiệu. Mặc dù việc đặt tên cho doanh nghiệp có vẻ đơn giản, nhưng nếu không tìm hiểu kỹ, cá nhân hoặc tổ chức…
Xem thêm