Trang chủ » Blog » PHÂN BIỆT CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VỚI NHÃN HIỆU

PHÂN BIỆT CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VỚI NHÃN HIỆU

22/11/2022 - 28

Thblaw.com.vn

-

Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là sản phẩm trí tuệ, là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Hai khái niệm này vì giống nhau trên nhiều phương diện nên rất dễ gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp…

Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là sản phẩm trí tuệ, là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Hai khái niệm này vì giống nhau trên nhiều phương diện nên rất dễ gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp và người sử dụng.

Vậy làm sao để phân biệt nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý?

Sự giống nhau của nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý:

  • Đều có phạm vi bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam 
  • Đều là các dấu hiệu từ ngữ hoặc hình ảnh biểu tượng, trong đó nhãn hiệu bao gồm các chữ cái, hình ảnh, hình vẽ, hình ba chiều hoặc kết hợp của các yếu tố đó; còn chỉ dẫn địa lý bao gồm các chữ cái chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm.
  • Đều phải lập đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, đáp ứng đủ các điều kiện để đơn được chấp nhận, tuân theo các trình tự thủ tục xử lý đơn đăng ký mới được cấp văn bằng bảo hộ, sau khi nhận được văn bằng bảo hộ thì khi đó chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý mới có các quyền theo luật định.

Sự khác nhau của nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý:

 

Chỉ dẫn địa lý Nhãn hiệu
Khái niệm Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)

Ví dụ: Honda, Hyundai, Toyota, BMW…

Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể (khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)

Ví dụ: Chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm; Chỉ dẫn địa lý “Mộc Châu” cho sản phẩm chè Shan tuyết; ….

Dấu hiệu nhận biết Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh.

Không bảo hộ những cụm từ, dấu hiệu quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ.

Có thể là những từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp cả hai. Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Chức năng Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với chủ thế khác Chỉ dẫn địa lý chỉ dẫn sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể.

Về điều kiện bảo hộ

– Dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh…

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ khác. Nhãn hiệu được bảo hộ khỏi việc chiếm đoạt trái phép theo đơn yêu cầu của chủ sở hữu đã đăng ký của nhãn hiệu đó

– Sản phẩm có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

– Sản phẩm có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý quyết định.

Về thời hạn bảo hộ

Có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm (khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ) Vô thời hạn kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận (khoản 7 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ)

Chủ thể có quyền đăng ký

Cá nhân, tổ chức được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp (Đối với các loại nhãn hiệu riêng lại có quy định riêng về chủ thể được quyền đăng ký). Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước, Nhà nước có thể cho phép: 

– Bản thân cá nhân hoặc tổ chức sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

-Tổ chức, tập thể đại diện cho tổ chức, cá nhân sản xuất;

– Cơ quan hành chính địa phương thực hiện đăng ký.

Về chủ sở hữu

Tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Nhà nước là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý

Chủ thể có quyền sử dụng

-Chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu thông thường;

– Chủ sở hữu, thành viên của tổ chức đăng ký nhãn hiệu tập thể;

– Cá nhân, tổ chức được đáp ứng tiêu chuẩn được chủ sở hữu cho phép đối với nhãn hiệu chứng nhận

 

Các cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Chuyển giao quyền

Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển quyền sử dụng.

– Được phép chuyển nhượng quyền sở hữu nhưng phải thỏa mãn điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu (khoản 5 Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ);

– Được phép chuyển giao quyền sử dụng cho người khác với điều kiện người được chuyển giao phải ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu (khoản 4 Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ)

 

– Chỉ dẫn địa lý không được phép chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác. (khoản 2 Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ)

– Không được chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (khoản 1 Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ)

 

 

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ!

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn 

 

Bài viết liên quan
Tìm hiểu về nhãn hiệu chứng nhận

Tìm hiểu về nhãn hiệu chứng nhận

Đăng vào ngày: 24/12/2024

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dựa vào đặc điểm của nhãn hiệu, có thể phân thành các loại: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng….

Xem thêm
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài

Đăng vào ngày: 20/12/2024

Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…

Xem thêm
Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu ?

Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu ?

Đăng vào ngày: 17/12/2024

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu có thể thể hiện bằng chữ, bằng logo, slogan hoặc bằng hình… Để được đăng kí nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền, hàng hóa phải đáp ứng được tiêu chuẩn…

Xem thêm
Những ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Những ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Đăng vào ngày: 16/12/2024

Nhãn hiệu đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ giúp phân biệt sản phẩm, dịch vụ trên thị trường mà còn góp phần tạo dựng vị thế trong tâm trí của khách hàng. Theo quy định pháp luật Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ nhãn…

Xem thêm