Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào bị pháp luật cấm
Thblaw.com.vn
-
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 1018 quy định, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại…
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 1018 quy định, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Từ khái niệm trên, dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh được xác định trên cơ sở các yếu tố sau:
Thứ nhất, chủ thể của hành vi là doanh nghiệp, nghĩa là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào kinh doanh vì mục đích sinh lợi;
Thứ hai, đây là hành vi trái với các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh;
Thứ ba, hành vi này nhắm tới ít nhất một doanh nghiệp cụ thể khác, có thể trực tiếp nhắm tới đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường liên quan hoặc cùng một ngành, lĩnh vực kinh doanh với chủ thể của hành vi hoặc gián tiếp thông qua việc tác động đến doanh nghiệp khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh (chẳng hạn, khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của đối thủ cạnh tranh…);
Thứ tư, Hành vi này gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Như vậy, không phải bất cứ hành vi nào xâm hại đến lợi ích của doanh nghiệp đều bị coi là cạnh tranh không lành mạnh, mà chỉ những hành vi xuất phát từ một chủ thể đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan; trực tiếp hoặc gián tiếp gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh thì mới bị coi là cạnh tranh không lành mạnh.
Tại Điều 45 Luạt cạnh tranh năm 2018 quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm:
– Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
+ Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
+ Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
– Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
– Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
– Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
– Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
+ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
+ So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
– Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Nguyên tắc xử lý các vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh là tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc buộc phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Hình thức và mức độ xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Điều 110; 111 Luật Cạnh tranh 2018; Điều 3, 4 Chương I và Mục 4, Chương II Nghị định số 75.
Theo đó, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:
- Phạt chính: cụ thể gồm hình thức phạt tiền;
- Phạt bổ sung;
- Biện pháp khắc phục hậu quả.
Đối với hình thức phạt tiền, các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 2 tỷ đồng, tùy vào tính chất, mức độ và quy mô thực hiện hành vi vi phạm.
Điểm khác biệt về mức phạt tiền so với các hành vi vi phạm quy định về hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế đó là tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm có thể bị phạt tiền gấp hai lần mức quy định đối với hành vi đó trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Ngoài hình thức phạt tiền, các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh có thể bị áp dụng thêm hình thức phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả như tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh, tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, buộc cải chính công khai, và loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, vật phẩm
___________________________
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 06/01/2025
Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/12/2024
Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/12/2024
Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 23/12/2024
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa như liệu cá nhân nhạy cảm như sau: Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và…
Xem thêm