Trang chủ » Blog » Nhận biết xuất xứ hàng hoá qua mã số mã vạch

Nhận biết xuất xứ hàng hoá qua mã số mã vạch

12/07/2024 - 100

Thblaw.com.vn

-

Khi mua các sản phẩm thực phẩm nói riêng, và các loại hàng hóa khác nói chung, ngoài các thông tin cần quan tâm như hình thức, cách sử dụng, hạn dùng… người tiêu dùng cũng cần quan tâm đến xuất xứ hàng hóa. Thực tế, có không ít các loại thực phẩm, hàng hóa…

Khi mua các sản phẩm thực phẩm nói riêng, và các loại hàng hóa khác nói chung, ngoài các thông tin cần quan tâm như hình thức, cách sử dụng, hạn dùng… người tiêu dùng cũng cần quan tâm đến xuất xứ hàng hóa. Thực tế, có không ít các loại thực phẩm, hàng hóa khác được làm giả, nhưng để tăng thêm sự tin cậy của người tiêu dùng, người ta không ngại khi in lên nhãn mác, bao bì một ký hiệu nhận dạng, đó là mã vạch. Bài viết này giúp người tiêu dùng biết một số khái niệm về mã vạch, cách kiểm tra mã vạch thật hay giả, nghĩa là kiểm tra độ chính xác của nguồn gốc sản phẩm.

 Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…

Tất cả các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường đều cần phải có mã vạch. Mã vạch giống như một “Chứng minh thư” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.

Mã vạch được sử dụng ở những nơi mà các đồ vật cần phải đánh số với các thông tin liên quan để các máy tính có thể xử lý. Thay vì việc phải đánh một chuỗi dữ liệu vào phần nhập liệu của máy tính thì người thao tác chỉ cần quét mã vạch cho thiết bị đọc mã vạch. Chúng cũng làm việc tốt trong điều kiện tự động hóa hoàn toàn, chẳng hạn như trong luân chuyển hành lý ở các sân bay.

Mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá để con người nhận diện và phần mã vạch chỉ để dành cho các loại máy tính, máy quét đọc đưa vào quản lý hệ thống.

Tại Việt Nam, hàng hóa trên thị trường hầu hết áp dụng chuẩn mã vạch EAN của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International với 13 con số, chia làm 4 nhóm, có cấu tạo và ý nghĩa từ trái qua phải. Cụ thể như sau:

– Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ).

– Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.

– Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.

– Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.

Mỗi sản phẩm đều có một góc in biểu tượng mã vạch. Để biết xuất xứ của mặt hàng, người tiêu dùng chỉ cần xem 3 chữ số đầu tiên của mã vạch, ví dụ nếu 3 chữ số đầu là 893 sẽ biết ngay mặt hàng này được sản xuất ở Việt Nam, nếu là 690, 691, 692, 693… là của Trung Quốc… 

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có thể dùng ứng dụng Barcode Scanner và QR Code Scanner trên Android và iOS giúp kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

Ngoài ra,  còn có một số lưu ý khác về cách nhận biết hàng giả

  • Nên sử dụng mã vạch để kiểm tra, đối chiếu độ chính xác các thông tin ghi trên sản phẩm khi cảm thấy không tin tưởng. Với các sản phẩm không ghi “Made in …, Made by …” hoặc ghi bằng ngôn ngữ quốc gia không đọc được việc dùng mã vạch để xác định thông tin là rất cần thiết.
  • Mã vạch do cơ quan có thẩm quyền cấp tương ứng với từng sản phẩm, nhìn chung là 1 dấu hiệu khó làm giả. Tuy nhiên không có gì tuyệt đối, trong thực tế với kỹ thuật ngày càng tinh vi nhiều loại hàng hóa được làm giả, làm nhái “từ đầu đến chân” không bỏ sót 1 chi tiết nào thì mã vạch cũng không phải là ngoại lệ.
  • Ngoài mã vạch khi kiểm tra hàng hóa ta cần chú ý đến các yếu tố khác như kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng tiếng việt đối với hàng hóa nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ bóng, đẹp, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục, thông tin sản phẩm phải được ghi chi tiết, rõ ràng. Đó chỉ là những bước kiểm tra ban đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì cần liên hệ với các công ty chủ thể quyền và các cơ quan chức năng khác để phối hợp giám định, xác minh làm rõ.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi tham khảo được trên các trang thông tin chính thống sẽ giúp người tiêu dùng tránh được những sai lầm không đáng có khi mua các sản phẩm trên thị trường.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt như thế nào ?

Vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt như thế nào ?

Đăng vào ngày: 06/01/2025

Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…

Xem thêm
Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 28/12/2024

Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí…

Xem thêm
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 25/12/2024

Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ…

Xem thêm
Trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm có buộc phải thông báo cho chủ thể dữ liệu không ?

Trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm có buộc phải thông báo cho chủ thể dữ liệu không ?

Đăng vào ngày: 23/12/2024

  Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa như liệu cá nhân nhạy cảm như sau: Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và…

Xem thêm