Trang chủ » Blog » Mối liên hệ giữa nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn và nhãn hiệu chữ cách điệu

Mối liên hệ giữa nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn và nhãn hiệu chữ cách điệu

21/06/2024 - 47

Thblaw.com.vn

-

Theo các quy định về bảo hộ nhãn hiệu của hầu hết các nước thì một nhãn hiệu có thể cấu tạo từ các chữ cái, từ ngữ hoặc chữ số trong dạng chữ in tiêu chuẩn hoặc bằng phông chữ cách điệu hoặc hình họa. Một câu hỏi thường được đặt ra là phạm…

Theo các quy định về bảo hộ nhãn hiệu của hầu hết các nước thì một nhãn hiệu có thể cấu tạo từ các chữ cái, từ ngữ hoặc chữ số trong dạng chữ in tiêu chuẩn hoặc bằng phông chữ cách điệu hoặc hình họa. Một câu hỏi thường được đặt ra là phạm vi bảo hộ của hai loại nhãn hiệu đó như thế nào và mối quan hệ giữa chúng ra sao?

Việt Nam chưa có quy định cụ thể liên quan đến phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn và nhãn hiệu trong dạng chữ cách điệu kể cả trong Luật Sở hữu trí tuệ lẫn các văn bản dưới Luật. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng cũng như suy luận từ các quy định liên quan của Luật Sở hữu trí tuệ cho thấy quyền của chủ nhãn hiệu dạng chữ tiêu chuẩn cũng được mở rộng như đã nêu và việc sử dụng nhãn hiệu chữ cách điệu cũng bị giới hạn theo đúng mẫu đã đăng ký.

  • Nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn

Dạng nhãn hiệu chữ thứ nhất chỉ đơn thuần cấu tạo từ các chữ in hoặc chữ số dạng tiêu chuẩn và chỉ ở dạng màu đen – trắng.

Việc đăng ký nhãn hiệu dạng chữ tiêu chuẩn được hiểu là việc xác lập sự bảo hộ nội dung cốt lõi của nhãn hiệu, nghĩa là bao gồm việc bảo hộ kết cấu các chữ cái của nhãn hiệu, phát âm cũng như ý nghĩa của nhãn hiệu (nếu có).

Chủ nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn có được quyền sử dụng khá rộng đối với nhãn hiệu đã đăng ký, đó là quyền sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ hoặc màu sắc bất kỳ mà mình muốn miễn là không xâm phạm quyền của một nhãn hiệu khác đang được bảo hộ. Việc sử dụng như vậy sẽ không phương hại đến nội dung được bảo hộ của nhãn hiệu.

Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là khi sử dụng tùy ý như vậy, chỉ nội dung của nhãn hiệu là được bảo hộ còn kiểu chữ hay cách trình bày độc đáo cũng như màu sắc của nhãn hiệu sẽ không thuộc phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn đã đăng ký nêu trên.

  • Nhãn hiệu chữ cách điệu

Dạng nhãn hiệu chữ thứ hai cấu tạo từ các chữ cái, từ ngữ, chữ số được cách điệu hoặc hình họa hóa hoặc chứa màu sắc.

Nhãn hiệu được đăng ký ở dạng này hiển nhiên vẫn được bảo hộ cả về mặt nội dung cốt lõi của nhãn hiệu đó là kết cấu chữ cái, phát âm và ý nghĩa của từ (nếu có) như nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn. Tuy nhiên, do nhãn hiệu còn được bảo hộ thêm cách trình bày (kiểu chữ hoặc kiểu trình bày đặc biệt) nên hiệu lực bảo hộ của nó được tăng cường mạnh hơn chống lại được các ý đồ của đối thủ cạnh tranh tiệm cận nhãn hiệu không chỉ về nội dung mà còn cả về cách thể hiện của nhãn hiệu.

Tuy nhiên, khi đăng ký nhãn hiệu chữ cách điệu thì quyền sử dụng nhãn hiệu chữ cách điệu lại bị hạn chế bởi chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được sử dụng nhãn hiệu đúng như mẫu đã đăng ký mà không được tùy ý sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ khác hoặc cách thức khác.

  • Mối liên hệ giữa nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn và nhãn hiệu chữ cách điệu
  • Quyền ưu tiên:

Một nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn có trước không thể làm cơ sở để xin quyền ưu tiên cho việc nộp đơn cho cùng nhãn hiệu nhưng ở dạng chữ cách điệu. Vì cơ sở để xin quyền ưu tiên phải dựa trên cùng một nhãn hiệu (nghĩa là 2 nhãn hiệu phải trùng nhau) nên trong trường hợp này do 2 nhãn hiệu khác nhau về kiểu chữ nên không được coi là cùng một nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu sự khác biệt quả nhỏ, người tiêu dùng khó phân biệt thì vẫn có thể chấp nhận.

Ngược lại, khi một nhãn hiệu dạng chữ cách điệu đã nộp đơn đăng ký từ trước thì vẫn có thể sử dụng làm cơ sở để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho cùng nhãn hiệu ở dạng chữ tiêu chuẩn, do hệ quả của quyền sử dụng rộng của chủ nhãn hiệu này.

  • Làm cơ sở để từ chối một nhãn hiệu đăng ký sau :

Một nhãn hiệu chữ ở dạng tiêu chuẩn có trước không thể lấy làm đối chứng để từ chối cùng nhãn hiệu của cùng chủ nhưng trình bày ở dạng cách điệu. Vì 2 nhãn hiệu có cách trình bày khác nhau nên không thể coi là trùng để từ chối nhãn hiệu nộp đơn sau. Tuy nhiên, nếu sự khác biệt quá nhỏ, người tiêu dùng bình thường không nhận biết được thì có thể chấp nhận.

  • Làm chứng cứ cho việc sử dụng :

Một nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn được sử dụng không thể làm chứng cứ cho việc sử dụng của cùng nhãn hiệu nhưng ở dạng cách điệu. Vì nhãn hiệu với chữ cách điệu thực tế đã không được sử dụng. Chỉ trong trường hợp sự cách điệu là không đáng kể, người tiêu dùng khó phân biệt với nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn thì có thể được chấp nhận.

Tuy nhiên, việc sử dụng một nhãn hiệu trong dạng chữ cách điệu lại có thể được coi là chứng cứ cho việc sử dụng nhãn hiệu trong dạng chữ tiêu chuẩn do hệ quả từ quyền sử dụng rộng của chủ nhãn hiệu dùng chữ tiêu chuẩn.

 

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Đăng vào ngày: 17/10/2024

Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có…

Xem thêm
Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu” và các biện pháp phòng tránh

Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu” và các biện pháp phòng tránh

Đăng vào ngày: 30/08/2024

“Đầu cơ”  là hành vi mua/thu thập tài sản với hi vọng giá trị của các tài sản đó sẽ tăng và sau đó bán với mức giá cao để kiếm lợi nhuận. Vậy, “đầu cơ nhãn hiệu” với dụng ý xấu nhằm chiếm đoạt tài sản sở hữu trí tuệ có thể được hiểu…

Xem thêm
Vai trò của việc đăng ký nhãn hiệu bên cạnh việc đăng ký chất lượng sản phẩm

Vai trò của việc đăng ký nhãn hiệu bên cạnh việc đăng ký chất lượng sản phẩm

Đăng vào ngày: 23/08/2024

Hiện nay, việc ghi nhãn hàng hoá trong đó có “tên hàng hoá” được sử dụng để đăng ký chất lượng sản phẩm thường khiến nhiều chủ cơ sở sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng tưởng nhầm rằng “tên hàng hoá” đó đã được công nhận như một “nhãn hiệu”…

Xem thêm
Lựa chọn đăng ký nhãn hiệu đen trắng hay nhãn hiệu màu ?

Lựa chọn đăng ký nhãn hiệu đen trắng hay nhãn hiệu màu ?

Đăng vào ngày: 20/08/2024

Đăng ký nhãn hiệu đen trắng hay màu là do lựa chọn của chủ đơn khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Nhiều ý kiến cho rằng nhãn hiệu đen trắng có phạm vi bảo hộ rộng hơn nhãn hiệu màu, một số khác lại lo ngại về khả năng bị chấm dứt hiệu…

Xem thêm