Trang chủ » Blog » Lựa chọn đăng ký nhãn hiệu đen trắng hay nhãn hiệu màu ?

Lựa chọn đăng ký nhãn hiệu đen trắng hay nhãn hiệu màu ?

20/08/2024 - 81

Thblaw.com.vn

-

Đăng ký nhãn hiệu đen trắng hay màu là do lựa chọn của chủ đơn khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Nhiều ý kiến cho rằng nhãn hiệu đen trắng có phạm vi bảo hộ rộng hơn nhãn hiệu màu, một số khác lại lo ngại về khả năng bị chấm dứt hiệu…

Đăng ký nhãn hiệu đen trắng hay màu là do lựa chọn của chủ đơn khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Nhiều ý kiến cho rằng nhãn hiệu đen trắng có phạm vi bảo hộ rộng hơn nhãn hiệu màu, một số khác lại lo ngại về khả năng bị chấm dứt hiệu lực hiệu lực của nhãn hiệu trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu đen trắng nhưng sử dụng nhãn hiệu màu trên thực tế.  Việc lựa chọn nhãn hiệu đen trắng hay màu sẽ ảnh hưởng đến phạm vi bảo hộ nhãn hiệu trong quá trình sử dụng sau này. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

  1. Màu sắc có phải là yếu tố được bảo hộ nhãn hiệu không?

Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Khi đăng ký nhãn hiệu đẹn trắng trong quá trình sử dụng chủ sở hữu có thể sử dụng nhãn hiệu ở tất cả gam màu cơ bản: xanh, đỏ, trắng, đen, cam, vàng, xanh, tím… miễn sao nội dung của nhãn hiệu không thay đổi về hình thức thể hiện như đã đăng ký. Nhãn hiệu trắng đen không được bảo hộ về phần màu sắc, do đó nếu chủ sở hữu muốn nhận diện nhãn hiệu của doanh nghiệp mới các yếu tố quyết định bởi màu sắc đặc biệt thù nên đăng ký nhãn hiệu màu để được bảo hộ màu để dễ dàng trong quá trình quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình sau này theo định hướng của đơn vị. Bên cạnh đó, nhãn hiệu được bảo hộ được bảo hộ dưới dạng màu sắc sẽ được bảo hộ cả phần nội dung của nhãn hiệu và màu sắc của nhãn hiệu đăng ký. Bảo hộ nhãn hiệu về màu sắc sẽ chống lại được các hành vi cạnh tranh về việc sử dụng nhãn hiệu kết hợp các màu sắc tương tự gây nhầm lẫn.

Như vậy, màu sắc cũng là thành phần tạo khả năng phân biệt cho nhãn hiệu và thuộc phạm vi bảo hộ nhãn hiệu.

  1. Đăng ký nhãn hiệu đen trắng sẽ có phạm vi bảo hộ rộng hơn nhãn hiệu màu?

Khi đề cập đến phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, nhiều người cho rằng việc đăng ký nhãn hiệu đen trắng tự động dẫn đến việc bảo hộ các biến thể màu sắc của nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể nào khẳng định kết luận này.

Khi nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường tại Cục Sở hữu trí tuệ, chủ đơn được yêu cầu phải mô tả màu sắc của nhãn hiệu. Trong suốt quá trình đăng ký từ giai đoạn nộp đơn đến giai đoạn cấp văn bằng, mẫu nhãn hiệu và phần mô tả trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải nhất quán với nhãn hiệu trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Như vậy, việc bảo hộ cho nhãn hiệu đen trắng không bao gồm các biến thể màu sắc của nhãn hiệu này.

Bên cạnh đó, một nhãn hiệu được đăng ký ở dạng màu sắc có thể được bảo hộ mạnh hơn so với cùng nhãn hiệu được bảo hộ dưới phiên bản đen trắng. Bởi ngoài việc được bảo hộ về mặt nội dung (phần hình và chữ), nhãn hiệu màu còn được bảo hộ cả màu sắc hoặc sự kết hợp của màu, giúp chống lại cả các hành vi xâm phạm bằng cách sử dụng kết hợp màu sắc tương tự gây nhầm lẫn.

Tuy nhiên, khi đã đăng ký nhãn hiệu màu sắc, chủ nhãn hiệu lại bị hạn chế trong việc sử dụng khi chỉ được dùng nhãn hiệu đúng như mẫu đã đăng ký.  

  1. Sử dụng nhãn hiệu khác với màu sắc của nhãn hiệu đã đăng ký có được không?

3.1. Khả năng bị chấm dứt hiệu lực do không thực hiện nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu

Theo Điều 95.1.d Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, nhãn hiệu đã được bảo hộ có thể bị bên thứ ba yêu cầu chấm dứt hiệu lực nếu nhãn hiệu đó không được sử dụng trong 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt.

Vì vậy, để tránh việc bị bên thứ ba chấm dứt hiệu lực do không sử dụng, nhãn hiệu đã đăng ký nên được sử dụng thực sự. Vậy trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu đen trắng nhưng thực tế lại sử dụng nhãn hiệu màu hoặc ngược lại thì có được coi là đã sử dụng nhãn hiệu để nhãn hiệu không bị chấm dứt hiệu lực hay không?

3.2. Sử dụng khác biệt nhưng không làm thay đổi tính phân biệt của nhãn hiệu

Theo Điều 5 C-2 của Công ước Paris, việc chủ nhãn hiệu hàng hoá sử dụng nhãn hiệu theo mẫu khác biệt về chi tiết, nhưng không làm thay đổi tính phân biệt của nhãn hiệu theo mẫu đã được đăng ký tại một nước thành viên bất kỳ của Liên minh sẽ không dẫn tới việc đình chỉ đăng ký và không thể hạn chế sự bảo hộ đã dành cho nhãn hiệu.

Việt Nam là thành viên của Công ước Paris nên quy định trên sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, luật SHTT của Việt Nam chưa làm rõ sự khác biệt ở mức độ nào được coi là làm thay đổi đặc tính phân biệt của nhãn hiệu đã đăng ký.

Do thiếu các quy định cụ thể, việc này được xem xét theo từng trường hợp và phụ thuộc vào ý kiến ​​chủ quan.

 3.3. Đăng ký nhãn hiệu đen trắng nhưng lại sử dụng nhãn hiệu màu có được không?

Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng phiên bản màu của một nhãn hiệu đen trắng đã đăng ký có được coi là đã sử dụng nhãn hiệu đen trắng hay không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu việc sử dụng màu cho một nhãn hiệu đen trắng đã đăng ký không bị coi là làm thay đổi tính phân biệt hay thay đổi bản chất nhãn hiệu, thì có thể xem là bằng chứng sử dụng nhãn hiệu đen trắng đã đăng ký, và là cơ sở để chủ sở hữu chống lại yêu cầu chấm dứt hiệu lực của bên thứ ba.

Việc sử dụng phiên bản màu có thể không bị coi là làm thay đổi nhãn hiệu đen trắng đã đăng ký nếu:

  • Bố cục nhãn hiệu được giữ nguyên;
  • Tương phản tối sáng được giữ nguyên;
  • Màu sắc không phải là một trong các đặc điểm phân biệt chính của nhãn hiệu. 
  1. Nên đồng thời đăng ký nhãn hiệu đen trắng và nhãn hiệu màu

Qua các phân tích trên, nếu có điều kiện, chủ nhãn hiệu nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho tất cả các phiên bản màu sắc của nhãn hiệu được sử dụng trên thực tế và trong bộ nhận diện thương hiệu, nếu có, để đạt được sự bảo hộ hiệu quả nhất, tránh những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhược điểm của việc này là chủ đơn bị tăng gấp đôi chi phí về việc đăng ký nhãn hiệu.

Nếu bạn đang băn khoăn giữa đăng ký nhãn hiệu đen trắng hay nhãn hiệu màu hoặc cần tư vấn về thủ tục, báo giá cho các dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
08 điều doanh nghiệp phải biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

08 điều doanh nghiệp phải biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 17/01/2025

1. Đừng nhầm lẫn giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại Hiện nay, nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại, dẫn đến tình trạng nhầm lẫn và khó khăn khi đăng ký. Thêm vào đó, các quy định pháp lý tại Việt Nam…

Xem thêm
Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 14/01/2025

Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…

Xem thêm
Chủ sở hữu nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Chủ sở hữu nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Đăng vào ngày: 03/01/2025

Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên để tránh trường hợp bị đăng ký trên cơ sở “thiếu trung thực” và quá trình phản đối/hủy bỏ tốn kém cả thời gian, tiền bạc, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến…

Xem thêm
Tìm hiểu về nhãn hiệu chứng nhận

Tìm hiểu về nhãn hiệu chứng nhận

Đăng vào ngày: 24/12/2024

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dựa vào đặc điểm của nhãn hiệu, có thể phân thành các loại: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng….

Xem thêm