Lợi ích và tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu âm thanh
Thblaw.com.vn
-
Nhãn hiệu âm thanh ra mắt lần đầu tiên vào cuối những năm 1940. Kể từ đó, nhãn hiệu âm thanh đã dần dần được các tổ chức/doanh nghiệp coi là một công cụ gia tăng giá trị cho thương hiệu của mình. Mặt khác, với sự phát triển cấp tốc của công nghệ và…
Nhãn hiệu âm thanh ra mắt lần đầu tiên vào cuối những năm 1940. Kể từ đó, nhãn hiệu âm thanh đã dần dần được các tổ chức/doanh nghiệp coi là một công cụ gia tăng giá trị cho thương hiệu của mình. Mặt khác, với sự phát triển cấp tốc của công nghệ và từ đó, dẫn đến sự đa dạng của vô vàn chủng loại âm thanh khác nhau đã dẫn đến nhiều thách thức, khó khăn trong việc đăng ký nhãn hiệu hợp lệ theo luật sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, khi đã đăng ký nhãn hiệu âm thanh, chủ sở hữu sẽ nhận được những lợi ích sau:
1. Nhãn hiệu âm thanh là một phần quan trọng của thương hiệu
Nhãn hiệu âm thanh là những đoạn âm thanh đặc biệt độc đáo giúp kích hoạt thính giác của người nghe, tạo điều kiện nhận biết thương hiệu cho doanh nghiệp; đồng thời gia tăng tầm ảnh hưởng của thương hiệu đến với người tiêu dùng.
Một số nhãn hiệu âm thanh nổi tiếng thế giới có thể kể đến như: Nhãn hiệu “3 hồi chuông” của Đài NBC (Mỹ); Nhãn hiệu “Tiếng gầm của sư tử” mở đầu cho phim của hãng MGM (Hoa Kỳ); Tiếng chuông điện thoại mặc định của hãng NOKIA (Phần Lan),…..
2. Nhãn hiệu âm thanh tạo sự quen thuộc và cầu nối cảm xúc với khách hàng
Qua nhiều nghiên cứu khảo sát, các chuyên gia đã chứng minh được rằng âm thanh có khả năng gợi nên nhiều cảm xúc quen thuộc đến với mỗi con người.Việc các tổ chức/ doanh nghiệp sử dụng âm thanh để chuyền tải những cảm xúc, tình cảm, điểm đặc trưng của thương hiệu sẽ tạo được mỗi liên hệ giữa người tiêu dùng và nhãn hiệu.
3. Nhãn hiệu âm thanh được thiết kế để trở nên đáng nhớ
Nếu nhãn hiệu dưới dạng hình ảnh có khả năng được nhận ra khi chúng ta nhìn vào các hình vẽ, chữ cái đặc trưng trên các tấm biển quảng cáo thì nhãn hiệu âm thanh có sức mạnh để ảnh hưởng trực tiếp đến những khoảng trống ẩn náu vô định trong tâm trí chúng ta..
4. Nhãn hiệu âm thanh có sức thuyết phục
Âm nhạc có khả năng nhúng thông điệp vào tâm lý của người tiêu dùng. Khi các từ được đặt ở dạng âm nhạc, hàm ý của chúng sẽ được người nghe tiếp thu dễ dàng hơn, làm cho chúng trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Chẳng hạn, học tiếng anh qua vần thơ, âm điệu sẽ luôn dễ dàng hơn việc học qua các cuốn sách giáo khoa dày cộp khô khan.
Ngày nay, các chủ sở hữu đã chi rất nhiều tiền để khiến cho các sản phẩm và dịch vụ của mình không chỉ được nhìn thấy mà còn có thể được “nghe thấy” bởi người tiêu dùng.
Tuy nhiên, ngoài vấn đề khiến cho người tiêu dùng có thể cảm nhận được sản phẩm của mình, các chủ doanh nghiệp ngày nay càng còn cần phải lo hơn về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu. Bởi âm thanh, tương tự như các loại hình nhãn hiệu khác, rất dễ bị trộm và đánh cướp trong thời điểm công nghệ số phát triển vượt bậc này. Chỉ cần một tin tặc tầm trung là đã có khả năng dễ dàng đánh cắp hàng chục terabytes dữ liệu.
Tuy nhiên, chỉ cần đăng ký nhãn hiệu thành công, các chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ không phải lo lắng về vấn đề bảo mật nữa. Bởi giờ đây, nhãn hiệu âm thanh độc đáo của họ đã có cả thế giới chung tay bảo hộ. Do đó, các chủ doanh nghiệp nếu như muốn phát triển nhãn hiệu, trước hết cần phải tính đến phương diện bảo hộ nhãn hiệu. Và cách tốt nhất để sở hữu và bảo vệ nhãn hiệu âm thanh độc đáo của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải tìm hiểu về các thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền để đảm bảo rằng mình không bị cướp trắng tay.
Để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 06/01/2025
Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/12/2024
Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/12/2024
Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 23/12/2024
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa như liệu cá nhân nhạy cảm như sau: Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và…
Xem thêm