Hướng dẫn thủ tục giải quyết hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu
Thblaw.com.vn
-
Sau khi đã xác định được có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu mà bạn đã đăng ký bản quyền thì bạn cần đi làm thủ tục yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ. Sau khi đã so sánh, đối chiếu với…
Sau khi đã xác định được có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu mà bạn đã đăng ký bản quyền thì bạn cần đi làm thủ tục yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ.
Sau khi đã so sánh, đối chiếu với các căn cứ để xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 thì chủ sở hữu sẽ tiếp tục hướng đến các biện pháp để xử lý. Tuy nhiên do kiến thức pháp luật bị hạn chế nên không phải ai cũng nắm được các thủ tục để giải quyết hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền. Nhằm giúp đỡ khách hàng nắm được các thủ tục để giải quyết một cách nhanh chóng, Công ty Tư vấn THB xin tư vấn về vấn đề này như sau:
Tài liệu yêu cầu giám định
– Tờ khai theo mẫu;
– Tài liệu chứng minh quyền của chủ thể quyền (bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ);
– Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu nhãn hiệu vi phạm);
– Thời hạn để giám định thường nằm trong khoảng từ 7 đến 15 ngày làm việc.
– Chi phí giám định (bao gồm phí dịch vụ và lệ phí chính thức): tùy theo vụ việc và thời gian yêu cầu giám định.
Thủ tục giải quyết hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng nhãn hiệu
Các phương án giải quyết
Phương án 1: Gửi thư cảnh báo đến bên vi phạm (khuyến khích khách hàng nên thực hiện phương án này trước tiên)
Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện các yêu cầu trên hoặc thực hiện không đầy đủ thì chủ thể có quyền có thểm xem xét phương án 2 sau đây:
Phương án 2: Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm của bên vi phạm (biện pháp hành chính).
+ Các tài liệu cần có để thực hiện phương án này là:
+ Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền;
+ Tài liệu chứng minh tư cách chủ thể quyền (bản sao có chứng thực)
+ Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị xử lý (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm);
+ Kết luận giám định của Viện khoa học sở hữu trí tuệ;
+ Các tài liệu khác có khả năng sử dụng trong quá trình xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Phương án 3: Biện pháp dân sự
Khi xảy ra tranh chấp quyền Sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền Sở hữu trí tuệ có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố giải quyết.
Phương án 4: Biện pháp hình sự
Được áp dụng đối với người nào cố ý thực hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại.
Với sự chuyên nghiệp, nhanh chóng; công ty tư vấn THB xin trân trọng gửi tới các khách hàng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các thủ tục về Sở hữu trí tuệ. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY TƯ VẤN THB
Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ, gọi: 0836 38 33 22
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: thb.co@thb-consulting.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 06/01/2025
Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/12/2024
Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/12/2024
Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 23/12/2024
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa như liệu cá nhân nhạy cảm như sau: Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và…
Xem thêm