Trang chủ » Blog » Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu là gì?

20/01/2022 - 228

Thblaw.com.vn

-

Đối với một doanh nghiệp hay thương hiệu sau khi đăng ký bảo hộ sẽ được cấp văn bằng bảo hộ, cụ thể là giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu. Cụ thể thì đây là giấy chứng nhận từ cơ quan pháp lý vô cùng quan trọng để xác  lập các tư cách pháp lý của…

Đối với một doanh nghiệp hay thương hiệu sau khi đăng ký bảo hộ sẽ được cấp văn bằng bảo hộ, cụ thể là giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu. Cụ thể thì đây là giấy chứng nhận từ cơ quan pháp lý vô cùng quan trọng để xác  lập các tư cách pháp lý của chủ sở hữu thương hiệu. 

https://thblaw.com.vn/  sẽ là người giải đáp thắc mắc của các quý vị về chứng nhận đăng ký thương hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành.

Giá trị của giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

Về luật pháp hiện nay mỗi cá nhân, tổ chức có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ. Sau khi quá trình thẩm định đơn kết thúc và đơn hợp lệ. Cục sở hữu trí tuệ sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký, khi đó chủ sở hữu sẽ được bảo vệ có các quyền sau:

Quyền tự mình sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng thương hiệu đã đăng ký;

Sử dụng thương hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây: Gắn thương hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang thương hiệu được bảo hộ; Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang thương hiệu được bảo hộ.

Quyền ngăn cấm người khác sử dụng thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

Quyền định đoạt như: bán, chuyển nhượng, li-xăng (cho phép người khác sử dụng), hoặc từ bỏ thương hiệu đã đăng ký;

Nếu có hành vi xâm phạm thương hiệu hoặc cạnh tranh không lành mạnh với thương hiệu của doanh nghiệp mình, chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt theo quy định.

Hiệu lực pháp luật của giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

Căn cứ theo khoản 6 điều 93 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định. Giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu có hiệu lực từ ngày cấp văn bằng bảo hộ đến 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

Thời gian gia hạn của giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu có thể gia hạn nhiều lần, khác với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Để thực hiện gia hạn, phải thực hiện trước 06 tháng tính đến thời điểm hết hạn, người nộp đơn sẽ làm thủ tục gia hạn.

Những trường hợp giấy chứng nhận đăng ký bị hủy hiệu lực

Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp quy định tại điều 96 Luật sở hữu trí tuệ, cụ thể: 

– Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với thương hiệu;

– Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ;

– Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.

Lúc này, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.

Bài viết trên đây giải đáp cho quý vị về giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu là gì? mong rằng các quý vị có thể nắm bắt được hết tất cả các nội dung về luật, để tránh bị nhầm lẫn, giấy đăng ký không có hiệu lực. Mọi thông tin thắc mắc về bài viết này xin vui lòng liên hệ với chúng tôi https://thblaw.com.vn/  

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

P2101, Tháp C, Tòa nhà Big C Hồ Gươm, 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Số điện thoại: 0918839995/0832972772

Email: thb.co@thb-consulting.com

Bài viết liên quan
08 điều doanh nghiệp phải biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

08 điều doanh nghiệp phải biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 17/01/2025

1. Đừng nhầm lẫn giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại Hiện nay, nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại, dẫn đến tình trạng nhầm lẫn và khó khăn khi đăng ký. Thêm vào đó, các quy định pháp lý tại Việt Nam…

Xem thêm
Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 14/01/2025

Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…

Xem thêm
Vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt như thế nào ?

Vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt như thế nào ?

Đăng vào ngày: 06/01/2025

Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…

Xem thêm
Chủ sở hữu nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Chủ sở hữu nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Đăng vào ngày: 03/01/2025

Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên để tránh trường hợp bị đăng ký trên cơ sở “thiếu trung thực” và quá trình phản đối/hủy bỏ tốn kém cả thời gian, tiền bạc, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến…

Xem thêm