ĐỐI TƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thblaw.com.vn
-
Khi công nghệ thông tin phát triển mạnh thì Internet và các mạng mở là môi trường thúc đẩy quan hệ thương mại điện tử, các tài sản trí tuệ được đưa vào giao dịch thương mại điện tử ngày càng nhiều. Điều này đã tạo ra nhiều kẽ hở cho việc mua bán hàng…
Khi công nghệ thông tin phát triển mạnh thì Internet và các mạng mở là môi trường thúc đẩy quan hệ thương mại điện tử, các tài sản trí tuệ được đưa vào giao dịch thương mại điện tử ngày càng nhiều. Điều này đã tạo ra nhiều kẽ hở cho việc mua bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vậy quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử bao gồm những đối tượng nào?
Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử không được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật, tuy nhiên có thể hiểu đây là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ trong các giao dịch thương mại được thực hiện thông qua phương tiện điện tử.
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử bao gồm 3 nhóm: quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp.
Thứ nhất, quyền tác giả trong thương mại điện tử gồm sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật số trở thành dữ liệu trên các phương tiện điện tử. Dựa vào tính kỹ thuật số có thể chia đối tượng quyền tác giả trong thương mại điện tử thành: Tác phẩm trực tuyến, Chương trình máy tính, Thiết kế trang web và nội dung trang web.
Thứ hai, quyền liên quan trong thương mại điện tử gồm bản ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn của người biểu diễn, cuộc phát sóng của các tổ chức phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Bản ghi âm, ghi hình này được số hóa để truyền tải trên phương tiện điện tử.
Thứ ba, quyền sở hữu công nghiệp trong thương mại điện tử bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh và tên thương mại được số hóa. Sáng chế trong thương mại điện tử không bao gồm giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm mà phải là giải pháp kỹ thuật số hoặc quy trình kỹ thuật số, như các hệ thống công nghệ mới trên trang web, các công cụ tra cứu, các công cụ kỹ thuật trên trang web, …
Kiểu dáng công nghiệp trong thương mại điện tử là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này ở dạng kỹ thuật số trên phương tiện điện tử như giao diện đồ họa của người sử dụng, bố trí màn hình, các biểu tượng đồ họa, hình dáng của sản phẩm trên trang web, …
Nhãn hiệu trong thương mại điện tử là dấu hiệu số hóa dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, bao gồm chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó dưới dạng dữ liệu số hóa như nhãn hiệu ADIDAS, VIETNAM AIRLINES, … được thể hiện trên máy tính.
Tên thương mại trong thương mại điện tử là tên gọi của các chủ thể kinh doanh thể hiện dưới dạng dữ liệu số hóa được sử dụng trên phương tiện điện tử ví dụ như Tên gọi “Công ty Honda Việt Nam”, …
Bí mật kinh doanh trong thương mại điện tử là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong thương mại điện tử. Bí mật kinh doanh gồm 2 yếu tố là bí mật và quyết định, tạo ưu thế cho người nắm giữ các thông tin.
________________________________
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 25/12/2024
Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 23/12/2024
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa như liệu cá nhân nhạy cảm như sau: Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 20/12/2024
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 05/12/2024
Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…
Xem thêm