Đối tượng được bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả
Thblaw.com.vn
-
Có thể thấy, quyền liên quan đến quyền tác giả không được đem ra định nghĩa một cách khái quát và tổng thể mà được định nghĩa bởi cách liệt kê ra các đối tượng của quyền. Vậy, các đối tượng nào được pháp luật quy định thuộc phạm vi bảo hộ của quyền liên…
Có thể thấy, quyền liên quan đến quyền tác giả không được đem ra định nghĩa một cách khái quát và tổng thể mà được định nghĩa bởi cách liệt kê ra các đối tượng của quyền. Vậy, các đối tượng nào được pháp luật quy định thuộc phạm vi bảo hộ của quyền liên quan? THB xin được giới thiệu trong bài viết sau:
Quyền liên quan đến quyền tác giả là gì?
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa .
Đối tượng được bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả
1. Cuộc biểu diễn
Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật Sở hữu trí tuệ;
Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;
Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bản ghi âm, ghi hình
Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Đối tượng được bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả
3. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa
Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Lưu ý: Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vẹ tinh mang chương trình được mã hóa chỉ được bảo hộ theo quy định với điều kiện là nó không gây phương hại đến quyền tác giả.
Với sự chuyên nghiệp, nhanh chóng; công ty tư vấn THB xin trân trọng gửi tới các khách hàng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các thủ tục về Sở hữu trí tuệ. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY TƯ VẤN THB
Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ, gọi: 0836 38 33 22
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: thb.co@thb-consulting.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 06/01/2025
Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/12/2024
Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/12/2024
Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 23/12/2024
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa như liệu cá nhân nhạy cảm như sau: Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và…
Xem thêm