Trang chủ » Blog » Điều lệ là gì và tầm quan trọng của điều lệ

Điều lệ là gì và tầm quan trọng của điều lệ

14/09/2024 - 25

Thblaw.com.vn

-

Điều lệ công ty không phải là điều xa lạ đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và dân kinh doanh nói riêng. Nhưng không phải ai cũng hiểu tầm quan trọng của điều lệ công ty trong hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Hiện nay, pháp luật không quy định cụ […]

Điều lệ công ty không phải là điều xa lạ đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và dân kinh doanh nói riêng. Nhưng không phải ai cũng hiểu tầm quan trọng của điều lệ công ty trong hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể điều lệ công ty là gì, song từ thực tiễn có thể hiểu điều lệ công ty là bản thỏa thuận giữa các chủ sở hữu công ty/giữa những người sáng lập với nhau và giữa những người sáng lập với những người góp vốn nhằm cam kết, ràng buộc các thành viên trong quy định chung, thống nhất về cách tạo lập, góp vốn, bộ máy tổ chức, quản lý, hoạt động… Khi có tranh chấp xảy ra, điều lệ là căn cứ pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất được đưa ra để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Căn cứ tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp năm 2020, điều lệ công ty gồm: Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.

Điều lệ của công ty có các nội dung chính sau đây:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp và tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);

– Vốn điều lệ của doanh nghiệp; đối với công ty cổ phần cần thêm nội dung tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần;

– Ngành, nghề kinh doanh của công ty;

– Cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

– Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

– Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết của công ty;

– Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong hoạt động kinh doanh;

– Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên trong doanh nghiệp;

– Thể thức sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty…

Có thể thấy rằng pháp luật đã thừa nhận vai trò quan trọng của Điều lệ công ty bởi khi đọc Luật Doanh nghiệp, các cụm từ như “trong trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác thì…”, “trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác”, “do điều lệ công ty quy định”,… và nhiều các điều khoản khác có liên quan đến Điều lệ công ty được sự lặp đi lặp lại rất rất nhiều lần. Hầu hết trong các hoạt động của công ty và các tranh chấp phát sinh thì những quy định của Điều lệ công ty sẽ được ưu tiên áp dụng nếu nội dung đó của Điều lệ không trái với quy định của pháp luật. Những vai trò của Điều lệ công ty cụ thể như sau:

Điều lệ công ty được coi là Hiến pháp của doanh nghiệp, là một trong những văn bản quan trọng nhất trong việc quản lý doanh nghiệp. Điều lệ doanh nghiệp quy định những vấn đề cốt lõi, quan trong trong hoạt động doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức, thể thức thông qua quyết định, nghị quyết của công ty; Nguyên tắc phân chia lợi nhuận; Giải quyết tranh chấp nội bộ…

Điều lệ doanh nghiệp được soạn thảo dựa trên sự thống nhất ý chí của các đồng sở hữu do đó có giá trị áp dụng cao, là căn cứ giải quyết tranh chấp nội bộ xuyên suốt trong mọi hoạt động của công ty. Hầu hết trong các hoạt động của công ty và các tranh chấp phát sinh thì những quy định của Điều lệ công ty sẽ được ưu tiên áp dụng nếu nội dung đó của Điều lệ không trái với quy định của pháp luật.

Điều lệ công ty xây dựng cơ chế hoạt động cho doanh nghiệp, quy định cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty để từ đó công ty có được hệ thống tổ chức chặt chẽ, có sự phân quyền rõ ràng sẽ khiến cho hoạt động của công ty thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều. Những nội dung được quy định trong Điều lệ công ty sẽ tạo ra cơ chế vận hành, quản lý công ty, các thành viên của công ty theo đó phải tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của Điều lệ công ty, thúc đẩy sự hoạt động ổn định và phát triển cho công ty. 

Trên đây là nội dung chi tiết về Điều lệ công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, các nội dung của Điều lệ phải tuân thủ pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội. Việc quy định các nội dung vậy là cần thiết để đảm bảo dự thảo điều lệ được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và có giá trị ràng buộc đối với các thành viên hoặc cổ đông, ban lãnh đạo trong công ty. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Có thể làm nhiều hơn một con dấu doanh nghiệp không ?

Có thể làm nhiều hơn một con dấu doanh nghiệp không ?

Đăng vào ngày: 10/09/2024

Con dấu là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp, là phương tiện đặc biệt được doanh nghiệp sử dụng để đóng lên văn bản, giấy tờ của mình. Nó càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong thời đại hiện nay vì khi đó yêu cầu về tính xác […]

Xem thêm
Ai mới được phép mua cổ phần ưu đãi cổ tức trong doanh nghiệp ?

Ai mới được phép mua cổ phần ưu đãi cổ tức trong doanh nghiệp ?

Đăng vào ngày: 07/09/2024

Căn cứ khoản 1 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cổ phần ưu đãi cổ tức như sau:  “1. Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. […]

Xem thêm
Thay đổi người đại diện theo ủy quyền trong công ty TNHH một thành viên

Thay đổi người đại diện theo ủy quyền trong công ty TNHH một thành viên

Đăng vào ngày: 06/08/2024

Một doanh nghiệp phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật. Theo khoản 1 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020, “người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, […]

Xem thêm
Những việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp

Những việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp

Đăng vào ngày: 29/07/2024

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã chính thức có tư cách pháp lý, được nhân danh chính mình để giao kết hợp đồng và thực hiện những hoạt động sản xuất- kinh doanh khác. Tuy nhiên, để việc vận hành thuận lợi và tránh […]

Xem thêm