Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ…
Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ có thể được phát sinh thông qua cơ chế xác lập tương ứng với từng loại đối tượng. Điều đó dẫn đến việc không phải ai cũng có thể trực tiếp tiến hành công đoạn này mà thay vào đó cần có sự hỗ trợ của các dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Hiện nay dịch vụ này đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và yêu cầu có chứng chỉ hành nghề khi đăng ký kinh doanh.
1. Thế nào là dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp?
Điều 151 Luật sở hữu trí tuệ có định nghĩa chung về loại hình dịch vụ này, theo đó:
“Điều 151. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm:
a) Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
b) Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
c) Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
Đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó (sau đây gọi là người đại diện sở hữu công nghiệp).”
Cơ chế đại diện này có thể là tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó.
2. Phạm vi quyền của đại diện sở hữu công nghiệp
Vì chỉ mang tính chất là đại diện nên nhóm chủ thể này sẽ có những quyền trong một phạm vi giới hạn nhất định. Theo quy định tại Điều 152 Luật này thì tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp chỉ được thực hiện các dịch vụ trong phạm vi được ủy quyền và được phép ủy quyền lại cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác. Lưu ý việc uỷ quyền đó chỉ được thực hiện nếu được sự đồng ý bằng văn bản của người ủy quyền. Ngoài ra pháp luật còn cho phép, tổ chức này có quyền từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp nếu đã chuyển giao một cách hợp pháp công việc đại diện chưa hoàn tất cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác.
Mặc dù có thể thực hiện các hoạt động theo uỷ quyền nhưng không phải bất kỳ hoạt động nào cũng được cho phép. Những loại hoạt động mà đại diện sở hữu công nghiệp không được thực hiện bao gồm:
Đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp;
Rút đơn yêu cầu cấp văn bằn bảo hộ, tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn khiếu nại về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp nếu không được bên ủy quyền đại diện cho phép;
Lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
3.Điều kiện để trở thành đại diện sở hữu công nghiệp là gì?
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, cụ thể tại Điều 154 và 155 của Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2022, điều kiện để thực hiện vai trò đại diện sở hữu công nghiệp như sau:
a. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp Tổ chức cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Phải là hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ (các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không được phép kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp).
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phải ghi rõ chức năng đại diện sở hữu công nghiệp.
Người đứng đầu tổ chức hoặc người được ủy quyền phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và phải làm việc tại một tổ chức thực hiện dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
b. Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp Cá nhân muốn hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
Có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền sở hữu công nghiệp.
Làm việc tại tổ chức thực hiện dịch vụ đại diện quyền sở hữu công nghiệp.
Để được tư vấn chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa như liệu cá nhân nhạy cảm như sau: Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và…
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…
Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…
Mã vạch sản phẩm, hay còn gọi là UPC, là một mã số dùng để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, giúp người tiêu dùng nhận diện rõ ràng sản phẩm mình đang sử dụng. Việc kiểm tra mã vạch sẽ mang lại sự an tâm cho người dùng khi biết được…