Trang chủ » Blog » Đăng ký nhãn hiệu đen trắng nhưng lại sử dụng nhãn hiệu màu có được không ?
Đăng ký nhãn hiệu đen trắng nhưng lại sử dụng nhãn hiệu màu có được không ?
14/11/2024 - 52
Thblaw.com.vn
-
Việc đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen trắng nhưng lại sử dụng nhãn hiệu màu là một câu hỏi thường gặp khi thực hiện thủ tục bảo hộ nhãn hiệu. Nhiều ý kiến cho rằng nhãn hiệu đen trắng có phạm vi bảo vệ rộng hơn so với nhãn hiệu màu, trong khi một…
Việc đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen trắng nhưng lại sử dụng nhãn hiệu màu là một câu hỏi thường gặp khi thực hiện thủ tục bảo hộ nhãn hiệu. Nhiều ý kiến cho rằng nhãn hiệu đen trắng có phạm vi bảo vệ rộng hơn so với nhãn hiệu màu, trong khi một số người lại lo ngại về khả năng bị hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu nếu thực tế sử dụng nhãn hiệu màu. Cùng Luật THB tìm hiểu và giải đáp vấn đề này.
Màu sắc có phải là yếu tố được bảo hộ nhãn hiệu không?
Căn cứ khoản 1 Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ “Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, và hình ba chiều hoặc sự kết hợp của tất cả các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa”
Như vậy, màu sắc không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự khác biệt và nhận diện cho nhãn hiệu. Màu sắc có thể giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận ra và phân biệt sản phẩm, dịch vụ của một thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, màu sắc cũng được coi là một phần quan trọng trong phạm vi bảo vệ của nhãn hiệu, và trong một số trường hợp, việc sử dụng màu sắc có thể làm tăng giá trị và khả năng bảo vệ của nhãn hiệu. Vì vậy, khi đăng ký nhãn hiệu, nếu màu sắc được thể hiện rõ ràng trong thiết kế, nó có thể được coi là yếu tố cấu thành và cần được bảo vệ trong phạm vi quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Liệu có được sử dụng nhãn hiệu với màu sắc khác so với màu đã đăng ký?
Việc sử dụng nhãn hiệu với màu sắc khác so với màu đã đăng ký có thể gây ra khả năng bị chấm dứt hiệu lực do không thực hiện nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu. Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ 2022 quy định: “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực”
Do đó, để tránh nguy cơ bị bên thứ ba yêu cầu chấm dứt hiệu lực vì lý do không sử dụng, nhãn hiệu đã đăng ký cần phải được sử dụng thực tế. Vậy trong trường hợp nhãn hiệu đã đăng ký dưới dạng đen trắng nhưng lại được sử dụng với màu sắc khác, liệu việc sử dụng này có được coi là sử dụng nhãn hiệu hợp lệ để tránh bị chấm dứt hiệu lực hay không?
Nếu việc sử dụng màu cho một nhãn hiệu đen trắng đã đăng ký không làm thay đổi tính phân biệt hay bản chất của nhãn hiệu, thì việc sử dụng đó có thể được coi là bằng chứng hợp lệ để chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký. Điều này sẽ giúp chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ quyền lợi của mình và có cơ sở để chống lại yêu cầu chấm dứt hiệu lực từ bên thứ ba.
Việc sử dụng phiên bản màu có thể không bị coi là làm thay đổi nhãn hiệu đen trắng đã đăng ký nếu:
Bố cục nhãn hiệu được giữ nguyên;
Tương phản tối sáng được giữ nguyên;
Màu sắc không phải là một trong các đặc điểm phân biệt chính của nhãn hiệu.
Việc sử dụng nhãn hiệu màu có thể được coi là sử dụng nhãn hiệu đen trắng đã đăng ký nếu nhãn hiệu màu chỉ là đơn sắc. Ví dụ:
Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ
Nhãn hiệu sử dụng trên thực tế
BOCHA
BOCHA
Việc sử dụng nhãn hiệu màu xanh ở trên có thể được coi là bằng chứng để chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu đen trắng.
Việc sử dụng nhãn hiệu màu có thể không được coi là hợp lệ nếu sự kết hợp nhiều màu sắc tạo ra sự khác biệt đáng kể so với phiên bản đen trắng đã đăng ký, đặc biệt khi sự phối hợp màu sắc này làm nhãn hiệu trở nên độc đáo và khác biệt rõ rệt. Ví dụ:
Việc sử dụng nhãn hiệu với nhiều màu sắc ở trên sẽ không được coi là bằng chứng để chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu đen trắng.
Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
1. Đừng nhầm lẫn giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại Hiện nay, nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại, dẫn đến tình trạng nhầm lẫn và khó khăn khi đăng ký. Thêm vào đó, các quy định pháp lý tại Việt Nam…
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…
Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên để tránh trường hợp bị đăng ký trên cơ sở “thiếu trung thực” và quá trình phản đối/hủy bỏ tốn kém cả thời gian, tiền bạc, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến…
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dựa vào đặc điểm của nhãn hiệu, có thể phân thành các loại: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng….