Biện pháp hành chính xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Thblaw.com.vn
-
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói riêng đang tồn tại rất phổ biến, đa dạng trên thị trường, nhưng thực tế hiện nay, số lượng vụ việc được giải quyết không nhiều. Điều này trực tiếp xâm…
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói riêng đang tồn tại rất phổ biến, đa dạng trên thị trường, nhưng thực tế hiện nay, số lượng vụ việc được giải quyết không nhiều. Điều này trực tiếp xâm phạm đến quyền lợi của các doanh nghiệp kinh doanh chân chính và của người tiêu dùng. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do các biện pháp xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh chưa đủ tính răn đe.
Nhằm ngăn chặn, xử lý hiệu quả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp rất đa dạng về phương thức thực hiện, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận nhiều biện pháp xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Ngoài biện pháp mà chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền tự áp dụng (biện pháp tự bảo vệ), các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp như: Biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Biện pháp hành chính là biện pháp chế tài được áp dụng phổ biến ở Việt Nam để xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Bởi lẽ, một mặt, các hình thức xử lý được quy định tương đối phong phú, mặt khác, chúng lại được tiến hành khá nhanh gọn, đáp ứng kịp thời yêu cầu về thời gian để chủ thể quyền có thể khai thác hiệu quả các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình cũng như bảo đảm tính ổn định của hoạt động kinh doanh.
1.Hình thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền)
– Đối với hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Theo Điều 14 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, đối với các hành vi bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa, dịch vụ có gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn; đặt hàng, giao việc, thuê người khác bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa, dịch vụ có gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn thì tùy theo giá trị của hàng hóa, dịch vụ vi phạm mà cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng cho đến tối đa là 250.000.000 đồng. Trong đó, Điều 14 này quy định 14 khung phạt tiền tương ứng với giá trị hàng hóa vi phạm nhưng một cách tổng quát, các khung phạt tương ứng với tỷ lệ tối đa khoảng 80% giá trị hàng hóa vi phạm nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với giá trị hàng hóa vi phạm trên 500.000.000 đồng.
Trong khi đó, theo khoản 2 và khoản 3 Điều 28 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP chỉ quy định 2 khung phạt tiền. Theo đó, trường hợp 1: Hành vi CTKLM liên quan đến chỉ dẫn gây nhầm lẫn bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; trường hợp 2: Khung phạt tiền tăng gấp đôi nếu có tình tiết tăng nặng (là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu hoặc hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên).
– Đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh:
Tương tự như quy định về mức xử phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến chỉ dẫn gây nhầm lẫn, mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh là khác nhau giữa Nghị định số 99/2013/NĐ-CP và Nghị định số 71/2014/NĐ-CP. Theo điểm a khoản 15 Điều 14 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh là từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, trong khi đó, khoản 1 Điều 29 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với hành vi này là từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Đối với hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn và hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên:
Cũng như quy định về mức xử phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến chỉ dẫn gây nhầm lẫn, mức xử phạt đối với hành vi này là khác nhau giữa Nghị định số 99/2013/NĐ-CP và Nghị định số 71/2014/NĐ-CP. Theo khoản 16 Điều 14 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền là từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, trong khi đó, khoản 1 Điều 28 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP quy định mức phạt tiền là từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
– Hành vi đăng ký, chiếm hữu, sử dụng tên miền bất chính
Khoản 16 Điều 14 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi “đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của người khác được bảo hộ nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng”.
2. Hình thức xử phạt bổ sung
Bên cạnh hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền, xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp còn áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm, kể cả hoạt động thương mại điện tử đến sáu tháng. Tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu là tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Việc quy định về hình thức xử phạt bổ sung là tương đối thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Đối với các vụ việc về kinh tế nói chung, về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói riêng thì việc các chủ thể bị thiệt hại hoặc có nguy cơ bị thiệt hại quan tâm nhất chính là việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Khoản 18 Điều 14 Nghị định định số 99/2013/NĐ-CP, hướng dẫn chi tiết tại Điều 4 Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26/6/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP đã quy định các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm; buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm;
– Buộc loại bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm trên phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, trang tin điện tử;
– Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp, buộc thay đổi thông tin tên miền hoặc trả lại tên miền;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Khoản 4 Điều 28 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP quy định thêm biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính công khai.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 05/12/2024
Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 31/10/2024
Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái diễn ra phổ biến, tràn lan, đặc biệt là tình trạng xâm phạm về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Các hình thức xâm phạm này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp và cá…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 18/10/2024
Sở hữu trí tuệ là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm trong xã hội ngày nay. Các tác giả cũng dần chú trọng hơn về việc bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân từ những sản phẩm trí tuệ hay tác phẩm sáng tạo của mình. Không những thế mà…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 21/08/2024
Trước thềm mỗi năm học mới, vấn đề sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả, in lậu, không có nguồn gốc hợp pháp ngày càng trở nên nghiêm trọng và đáng lo ngại; trở thành nỗi lo cho nhiều hộ gia đình. Thực tế, sách giáo khoa là phương tiện không thể thiếu trong…
Xem thêm