Ai có quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?
Thblaw.com.vn
-
Hiện nay, thị hiếu của người tiêu dùng không chỉ hướng tới những sản phẩm có chất lượng tốt mà còn ngày càng ưa chuộng hơn những sản phẩm với kiểu dáng, hình thức bắt mắt. Chính bởi vậy, các doanh nghiệp hiện nay đang không ngừng sáng tạo ra những kiểu dáng…
Hiện nay, thị hiếu của người tiêu dùng không chỉ hướng tới những sản phẩm có chất lượng tốt mà còn ngày càng ưa chuộng hơn những sản phẩm với kiểu dáng, hình thức bắt mắt. Chính bởi vậy, các doanh nghiệp hiện nay đang không ngừng sáng tạo ra những kiểu dáng sản phẩm mới và để tránh bị ăn cắp hay làm nhái thì những kiểu dáng đủ điều kiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ phải được tiến hành đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, các đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp giữa những yếu tố này.
Sản phẩm ở đây là những đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.
Ai có quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ đã đưa ra, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của những yếu tố này.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Chỉ những người được Luật quy định mới có thể đăng ký bảo hộ, gồm:
– Tác giả (tức là người hoặc những người trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng chính công sức, lao động sáng tạo của bản thân mình) nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện, vật chất của chính bản thân mình để tạo ra kiểu dáng công nghiệp;
– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc với tác giả nếu không có các thỏa thuận khác;
– Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
– Người có quyền đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
Với sự chuyên nghiệp, nhanh chóng; công ty tư vấn THB xin trân trọng gửi tới các khách hàng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các thủ tục về Sở hữu trí tuệ. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY TƯ VẤN THB
Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ, gọi: 0836 38 33 22
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: thb.co@thb-consulting.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 06/01/2025
Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/12/2024
Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/12/2024
Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 23/12/2024
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa như liệu cá nhân nhạy cảm như sau: Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và…
Xem thêm