Trang chủ » Blog » Đăng ký bản quyền phần mềm cần những thủ tục gì?

Đăng ký bản quyền phần mềm cần những thủ tục gì?

03/11/2021 - 108

Thblaw.com.vn

-

    Cùng với việc phát triển công nghệ thông tin thì việc ra đời của các phần mềm cũng ngày một tăng lên, đồng thời việc vi phạm/xâm phạm bản quyền phần mềm cũng diễn ra hết sức phổ biến trên thế giới và cả tại Việt Nam. Vì vậy, việc đăng ký bản…

 

 

Cùng với việc phát triển công nghệ thông tin thì việc ra đời của các phần mềm cũng ngày một tăng lên, đồng thời việc vi phạm/xâm phạm bản quyền phần mềm cũng diễn ra hết sức phổ biến trên thế giới và cả tại Việt Nam. Vì vậy, việc đăng ký bản quyền phần mềm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để bảo vệ chính tài sản của mình, ngăn chặn mọi tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai.

 

Thông tin về bản quyền phần mềm

Phần mềm máy tính (hay còn gọi là Chương trình máy tính) là một trong những đối tượng bảo hộ quyền tác giả. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, phần mềm là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Phần mềm máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

 

Đối tượng có quyền đăng ký bản quyền phần mềm

Căn cứ vào quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ thì tác giả, chủ sở hữu của phần mềm có quyền đăng ký bản quyền phần mềm.

 

Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính 2021 - Luật Trí Nam

 

Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Để đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính, cần chuẩn bị những tài liệu dưới đây:

    • Bản gốc giấy ủy quyền việc đăng ký bản quyền tác giả;
    • Bản sao Chứng minh nhân dân của tác giả (có công chứng);
    • Bản gốc bản cam đoan của tác giả về tính trung thực trong quá trình sáng tạo tác phẩm và có chữ ký xác nhận của tác giả;
    • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (như quyết định giao việc hoặc hợp đồng thuê thiết kế, tài liệu chứng minh nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa);
    • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
    • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;
    • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu chủ sở hữu là tổ chức);
    • 02 đĩa CD ghi nội dung phần mềm;
    • Bản in mã code tác phẩm được đóng thành quyển.

Lưu ý: Các tài liệu nêu trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực.

 

Thời hạn đăng ký bản quyền phần mềm

Thời gian đăng ký: 20-25 ngày làm việc

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp phần mềm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm

Giấy chứng nhận đăng ký quyền phần mềm có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

 

Với sự chuyên nghiệp, nhanh chóng; công ty tư vấn THB xin trân trọng gửi tới các khách hàng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các thủ tục về Sở hữu trí tuệ. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôiCÔNG TY TƯ VẤN THB

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ, gọi: 0836 38 33 22

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Emailthb.co@thb-consulting.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết liên quan
No Image

Phân biệt tài sản vô hình và tài sản hữu hình

Đăng vào ngày: 07/11/2024

Tài sản vô hình và tài sản hữu hình là những khái niệm mà không ít người vẫn còn chưa rõ ràng. Thực tế, nhiều người vẫn còn mơ hồ khi phân biệt tài sản hữu hình và tài sản vô hình.  Vậy, tài sản hữu hình bao gồm những gì? Còn tài sản vô…

Xem thêm
Ưu và nhược điểm của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Ưu và nhược điểm của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 31/10/2024

Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái diễn ra phổ biến, tràn lan, đặc biệt là tình trạng xâm phạm về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Các hình thức xâm phạm này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp và cá…

Xem thêm
5 rủi ro pháp lý doanh nghiệp cần cân nhắc khi sử dụng AI

5 rủi ro pháp lý doanh nghiệp cần cân nhắc khi sử dụng AI

Đăng vào ngày: 28/10/2024

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ, nếu năng lực công nghệ của các doanh nghiệp chưa thể đáp ứng sẽ rất khó để kiểm soát, thậm chí có thể mang lại nhiều thách thức, đặc biệt rủi ro về quyền riêng tư. Các công cụ AI hiện còn…

Xem thêm
Sử dụng video như thế nào để tránh vi phạm bản quyền ?

Sử dụng video như thế nào để tránh vi phạm bản quyền ?

Đăng vào ngày: 25/10/2024

Bản quyền đối với video đang bị vi phạm nghiêm trọng bởi những hành vi như: cắt ghép, làm video nhạc chế…Để tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả, người dùng cần phải biết cách sử dụng video tránh vi phạm bản quyền. Video không phải là một thuật ngữ sử dụng trong pháp…

Xem thêm