Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính
Thblaw.com.vn
-
Trong bối cảnh trình độ công nghệ ngày càng cao, việc sản xuất các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể được tiến hành với quy mô lớn và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng được lưu thông với phạm vi rộng, khiến cho số người bị ảnh hưởng hoặc…
Trong bối cảnh trình độ công nghệ ngày càng cao, việc sản xuất các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể được tiến hành với quy mô lớn và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng được lưu thông với phạm vi rộng, khiến cho số người bị ảnh hưởng hoặc bị tổn hại cũng sẽ chiếm số đông trong xã hội. Vì vậy, các hành vi xâm phạm cũng thuộc loại hành vi chống lại lợi ích xã hội. Do đó, bên cạnh quan hệ dân sự, vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng được xem xét và xử lý theo khía cạnh hành chính. Mục tiêu của biện pháp hành chính trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ là bảo vệ lợi ích của người thứ ba và của xã hội, cũng chính là gián tiếp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể quyền.
Bản chất của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính
Về bản chất, biện pháp hành chính sử dụng sức mạnh quyền lực của các cơ quan hành chính thông qua các quyết định hành chính để xử lý các vi phạm hành chính – là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Do đó, về lý luận, những hành vi xâm phạm lợi ích tư giữa các cá nhân, tổ chức sẽ được giải quyết bằng biện pháp dân sự. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, các hành vi xâm phạm quyền SHTT chủ yếu được giải quyết bằng biện pháp hành chính. Điều này có thể giải thích bởi nhiều lý do chủ quan và khách quan. Trước hết là xuất phát từ tâm lý của chủ thể quyền SHTT không muốn tham gia tranh tụng tại tòa án và tâm lý chưa thực sự tin tưởng vào tòa án. Điều này cũng xuất phát từ những ưu điểm và hạn chế của việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp dân sự và bằng biện pháp hành chính ở Việt Nam hiện nay.
Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 211 của Luật SHTT, theo yêu cầu của chủ thể quyền SHTT, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện. Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả phải tuân theo quy định của Luật SHTT và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT nói riêng.
Điều kiện áp dụng biện pháp hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Những điều kiện cơ bản để thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính gồm:
(i) Có quy định pháp luật về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nói cách khác cần có căn cứ pháp lý để áp dụng biện pháp hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền.
(ii) Có cơ quan/người được trao thẩm quyền tiến hành biện pháp xử lý hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, người có thẩm quyền xử lý phải được trang bị kiến thức chuyên môn và/hoặc có sự hỗ trợ kịp thời và đầy đủ về mặt chuyên môn để có đủ khả năng xác định hành vi xâm phạm và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp đối với hành vi xâm phạm.
(iii) Có thủ tục cho phép chủ thể quyền yêu cầu cơ quan thực thi áp dụng biện pháp hành chính đối với hành vi xâm phạm; cho phép người có thẩm quyền chủ động phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ trong quá trình thực hiện chức năng quản lý của mình; cho phép công dân tố cáo và đề nghị xử lý hành vi xâm phạm quyền bằng biện pháp hành chính.
Nội dung biện pháp hành chính đối với vi phạm pháp luật quyền sở hữu trí tuệ
Bản chất biện pháp hành chính là sử dụng sức mạnh quyền lực của các cơ quan hành chính (nằm trong hệ thống hành pháp) thông qua các quyết định hành chính và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính đó để xử lý các vi phạm hành chính. Như vậy, có hai yếu tố cấu thành nên biện pháp hành chính, đó là: vi phạm hành chính và quyết định của cơ quan hành chính xử lý vi phạm hành chính.
1. Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, có lỗi, xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước, nhưng mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Như vậy, vi phạm hành chính có bốn điểm cơ bản sau:
(i) Hành vi trái pháp luật vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước;
(ii) Hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý;
(iii) Mức độ nguy hiểm của hành vi thấp hơn tội phạm;
(iv) Pháp luật quy định hành vi đó phải bị xử phạt hành chính.
Như vậy, biểu hiện trước hết của vi phạm hành chính chính là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân hoặc tổ chức (chủ thể hành vi) vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước hay của công dân và gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội; là biểu hiện tiêu cực cần phải loại trừ.
Biểu hiện thứ hai của vi phạm hành chính là mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Vì hành vi vi phạm hành chính và tội phạm đều là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước và thường là các điều pháp luật ngăn cấm, song tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm hành chính thấp hơn tội phạm, tức là chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Một điểm quan trọng nữa là hành vi vi phạm hành chính phải được pháp luật quy định. Nói cách khác, nếu pháp luật không quy định hành vi vi phạm pháp luật đó phải chịu trách nhiệm hành chính thì không coi hành vi đó là vi phạm hành chính. Hiện nay, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đã giao thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính cho Chính phủ, do vậy nếu không có Nghị định của Chính phủ quy định hành vi vi phạm pháp luật đó phải chịu trách nhiệm hành chính, thì không được coi hành vi vi phạm pháp luật đó là vi phạm hành chính.
2. Quyết định áp dụng biện pháp hành chính
Cơ quan hành chính, gồm cả người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính, chính là chủ thể áp dụng biện pháp hành chính. Về bản chất, đó là việc cơ quan quản lý Nhà nước nằm trong hệ thống hành pháp dùng sức mạnh của quyền lực Nhà nước để ra những quyết định mệnh lệnh hành chính đơn phương buộc người vi phạm hành chính phải thực hiện quyết định hành chính đó. Hành vi vi phạm hành chính bị xử lý thông qua quyết định của cơ quan hành chính có thẩm quyền.
Ngoài các quyết định hành chính xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của người có thẩm quyền thuộc các cơ quan hành chính, biện pháp hành chính trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn bao gồm cả các quyết định, thủ tục nhằm bảo đảm việc thi hành các quyết định hành chính đó. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền có thể ra các quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính, nhằm bảo vệ chứng cứ hoặc duy trì các điều kiện vật chất của tổ chức, cá nhân vi phạm.
Trong thời hạn nhất định, nếu đối tượng bị áp dụng quyết định xử phạt hành chính không tự giác thực hiện quyết định đó thì sẽ bị cưỡng chế thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử lý hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, và trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu tổ chức tín dụng, ngân hàng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản thực hiện việc thanh toán các khoản tiền phạt theo quyết định xử phạt.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quyền sở hữu trí tuệ
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ có thể bao gồm các hình thức, biện pháp xử lý sau:
(i) Hình thức xử phạt chính là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền;
(ii) Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn giấy phép có liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ;
(iii) Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh; buộc phân phối hoặc sử dụng vào mục đích phi thương mại với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác thương mại bình thường của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, không phải bất cứ cơ quan quản lý Nhà nước nào cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và được xử phạt bất kỳ loại vi phạm hành chính trong tất cả các lĩnh vực. Chỉ có những cơ quan Nhà nước được pháp luật quy định mới được thực hiện quyền xử phạt và chỉ có quyền xử phạt những hành vi vi phạm trong lĩnh vực được pháp luật giao cho. Mặt khác, không phải bất cứ ai trong cơ quan hành chính có thẩm quyền xử phạt đều được xử phạt và mức độ xử phạt là như nhau, mà pháp luật chỉ quy định một số chức danh nhất định của cơ quan hành chính đó mới có thẩm quyền xử phạt và quyền hạn xử phạt cũng khác nhau tuỳ theo chức danh mà pháp luật quy định.
Với sự chuyên nghiệp, nhanh chóng; công ty tư vấn THB xin trân trọng gửi tới các khách hàng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY TƯ VẤN THB
Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 0836 38 33 22
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: thb.co@thb-consulting.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 07/11/2024
Tài sản vô hình và tài sản hữu hình là những khái niệm mà không ít người vẫn còn chưa rõ ràng. Thực tế, nhiều người vẫn còn mơ hồ khi phân biệt tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Vậy, tài sản hữu hình bao gồm những gì? Còn tài sản vô…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 31/10/2024
Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái diễn ra phổ biến, tràn lan, đặc biệt là tình trạng xâm phạm về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Các hình thức xâm phạm này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp và cá…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/10/2024
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ, nếu năng lực công nghệ của các doanh nghiệp chưa thể đáp ứng sẽ rất khó để kiểm soát, thậm chí có thể mang lại nhiều thách thức, đặc biệt rủi ro về quyền riêng tư. Các công cụ AI hiện còn…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/10/2024
Bản quyền đối với video đang bị vi phạm nghiêm trọng bởi những hành vi như: cắt ghép, làm video nhạc chế…Để tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả, người dùng cần phải biết cách sử dụng video tránh vi phạm bản quyền. Video không phải là một thuật ngữ sử dụng trong pháp…
Xem thêm