Tại sao cần sở hữu trí tuệ?
Thblaw.com.vn
-
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Quyền sở hữu trí tuệ không còn quá xa lạ đối với các cá nhân, tổ chức,… không chỉ tại Việt Nam. Việc nắm rõ quyền sở hữu trí tuệ là một biện pháp để bảo vệ và phát huy những quyền lợi của mình. Tuy nhiên không phải…
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Quyền sở hữu trí tuệ không còn quá xa lạ đối với các cá nhân, tổ chức,… không chỉ tại Việt Nam. Việc nắm rõ quyền sở hữu trí tuệ là một biện pháp để bảo vệ và phát huy những quyền lợi của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về cách thực thi về quyền và những điều khoản có trong quyền. Những thông tin về khái niệm quyền sở hữu trí tuệ và những điều khoản xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ được tổng hợp tại bài viết dưới đây.
Sở hữu trí tuệ là gì?
Quyền sở hữu trí tuệ, hay có tên gọi khác là tài sản trí tuệ – đây là sản phẩm có được từ hoạt động sáng tạo, tư duy của con người. Một sản phẩm được công nhận sẽ là độc quyền của cá nhân, tổ chức,… nào đó, họ có toàn quyền trong việc khai thác thương mại của tài sản trí tuệ. Các tài sản đó có thể là:
– Sản phẩm âm nhạc, tác phẩm văn học
– Các phát minh, sáng chế
– Kiểu dáng công nghiệp
– Nhãn hiệu, thương hiệu, tên thương mại,…
– Sáng chế, sáng tạo trong mọi lĩnh vực của con người đều được công nhận.
Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Tại sao cần sở hữu trí tuệ?
Không riêng Việt Nam, các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản rất chú trọng đề cao quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học và tác phẩm nghệ thuật, hình ảnh, thiết kế hay thông tin và lời nói của các cá nhân lần đầu tiên sáng tạo ra. bởi lẽ họ nhận thấy sự quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế vững mạnh. Không những thế còn khuyến khích mọi người không ngừng sáng tạo, mở ra nhiều cơ hội, nhờ vậy kinh tế phát triển vượt trội.
Đối với những đối tượng có năng khiếu sáng tạo, có khả năng sáng chế ra những sản phẩm hữu hình như bàn ghế, máy tính, xe hơi sẽ hoàn toàn có quyền ngăn chặn và tố cáo những hành vi sử dụng trái phép bản quyền của mình. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm vô hình như sản phẩm âm nhạc, tác phẩm văn học sẽ vô tình gặp nhiều khó khăn hơn. Chính vì thế, để bảo vệ những thành quả lao động mà họ tạo ra – quyền Sở hữu trí tuệ phát huy vai trò rất lớn.
Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Việc đăng ký sở hữu trí tuệ với mục đích công nhận những tài sản trí tuệ cho chủ sở hữu, bảo vệ quyền của công dân. Cục sở hữu sẽ thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận đơn đăng ký, thẩm định và cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu tài sản trí tuệ. Cách đăng ký và tiếp nhận có thể thay đổi không nhiều qua từng năm, thủ tục đăng ký 2021 sẽ gồm những bước sau:
1. Xác định đối tượng đăng ký trong quyền sở hữu trí tuệ
Trước khi tiến hành đăng ký, bạn cần xác định đối tượng để được hưởng tối đa quyền lợi trong sử dụng luật sở hữu trí tuệ.
2. Xác định cơ quan tiếp nhận đăng ký
Việc xác định cơ quan tiếp nhận đăng ký rất quan trọng và tránh mất nhiều thời gian. Hiện nay, việc tiếp nhận thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ được 3 cơ quan dưới đây thực hiện:
– Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận thủ tục hành chính đối với Quyền sở hữu trí tuệ với sở hữu công nghiệp;
– Cục Bản quyền tác giả sẽ tiếp nhận thủ tục với thủ tục đăng ký Quyền sở hữu trí tuệ với quyền tác giả, quyền liên quan;
– Cục Trồng Trọt sẽ tiếp nhận thủ tục về Sở hữu trí tuệ đối với cây trồng.
– Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
1. Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp cần chuẩn bị
– 02 bản tờ khai đăng ký của một trong các đối tượng sau: giải pháp hữu ích, sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp;
– 02 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và bản chụp sản phẩm đăng ký kèm theo – Áp dụng đối với đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
– 02 bản mô tả sáng chế và hình vẽ đi kèm (nếu có), đối với trường hợp đăng ký sáng chế cần yêu cầu bảo hộ sáng chế;
– 05 mẫu nhãn hiệu kích thước 8cm x 8cm (áp dụng với đăng ký nhãn hiệu);
– Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền;
– Tài liệu khác (nếu có).
2. Hồ sơ đăng ký đối với quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả cần chuẩn bị
– Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan (sử dụng mẫu của Cục bản quyền tác giả);
– Giấy cam đoan của tác giả;
– Văn bản chức minh cho bên thuê sáng tác sản phẩm hoặc hợp đồng giao việc cho tác giả;
– Tuyên bố về chủ sở hữu tác phẩm của tác giả;
– Hợp đồng hoặc giấy uỷ quyền cho bên thứ 3 đăng ký quyền tác giả;
– Chứng minh nhân dân của tác giả (bản sao chứng thực);
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Nếu có nhiều tác giả, cần văn bản đồng ý của các tác giả;
– 02 bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả.
Nộp hồ sơ, theo dõi quá trình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ đơn hoặc chủ thể tiến hành đến cơ quan nộp hồ sơ, sau đó tiến hành thủ tục hành chính tuỳ vào đối tượng đăng ký và cơ quan đăng ký.
Sau khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký, sẽ mất một khoảng thời gian dài tuỳ thuộc vào đối tượng đăng ký khác nhau. Hồ sơ sẽ được chuyển qua giai đoạn thẩm định có thể kéo dài từ 20 – 28 tháng đối với nhãn hiệu, 14 – 17 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp,…
Trong quá trình theo dõi và xử lý, cơ quan thẩm định sẽ thông báo những thiếu xót, hay thậm chí là từ chối xử lý,… Chính vì thế cần hết sức chú trọng đến tránh gặp phải trường hợp này.
Sau khoảng thời gian thẩm định, cơ quan sẽ thông báo về việc cấp giấy chứng nhận hoặc không cho sản phẩm đăng ký. Người đăng ký cần theo dõi để thực hiện giai đoạn tiếp theo.
Trên đây là chia sẻ của THB về Sở hữu trí tuệ và thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về thủ tục và cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua:
Địa chỉ: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
P2101, Tháp C, toà nhà Big C Hồ Gươm, 102 Trần Phú, Hà Đông, HN
SĐT: 0246666490
Email: thb.co@thb-consulting.com
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 20/12/2024
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 05/12/2024
Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 03/12/2024
Mã vạch sản phẩm, hay còn gọi là UPC, là một mã số dùng để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, giúp người tiêu dùng nhận diện rõ ràng sản phẩm mình đang sử dụng. Việc kiểm tra mã vạch sẽ mang lại sự an tâm cho người dùng khi biết được…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 27/11/2024
Tài sản trí tuệ là một khái niệm không còn xa lạ nhưng vẫn khá mới mẻ đối với nhiều người tại Việt Nam. Đây là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo ra, không có hình dạng vật lý rõ ràng, nhưng lại có giá trị lớn và có thể mang…
Xem thêm