Trang chủ » Blog » Sử dụng phần mềm không có bản quyền bị phạt bao nhiêu tiền ?
Sử dụng phần mềm không có bản quyền bị phạt bao nhiêu tiền ?
21/01/2025 - 3
Thblaw.com.vn
-
Bước vào kỷ nguyên số, vấn đề vi phạm bản quyền đang ngày càng gia tăng và là vấn đề rất phổ biến, điều này đã gây ra những rắc rối cho các cá nhân và tổ chức. Phần lớn có rất nhiều trường hợp vi phạm họ đều nhận thức được hành vi vi…
Bước vào kỷ nguyên số, vấn đề vi phạm bản quyền đang ngày càng gia tăng và là vấn đề rất phổ biến, điều này đã gây ra những rắc rối cho các cá nhân và tổ chức. Phần lớn có rất nhiều trường hợp vi phạm họ đều nhận thức được hành vi vi phạm của mình nhưng vẫn cố chấp làm vì mục đích lợi nhuận hay vì những mục đích khác. Và hành vi vi phạm về sử dụng phần mềm không bản quyền cũng bị xem như là một hành vi khá mới, nhưng đã diễn ra rất nhiều, điều này gây ra nhiều khó khăn cho chủ sở hữu cũng như người tiêu dùng.
Bản quyền (hay quyền tác giả) là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để mô tả quyền mà tác giả có đối với các tác phẩm của họ. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm sách, nhạc, tranh, điêu khắc, phim ảnh, chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kĩ thuật,… Bản quyền phần mềm là quyền được phép sử dụng phần mềm đó một cách hợp pháp và là biện pháp bảo vệ hợp pháp cho các nhà phát triển phần mềm cũng như chủ sở hữu nhằm ngăn mọi người sao chép tài sản trí tuệ mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Việc sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp cũng được xem như sao chép phần mềm trái pháp luật. Người vi phạm sẽ bị xử lí theo luật xâm phạm quyền tác giả.
Vi phạm bản quyền được hiểu là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi quy định pháp luật một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép của chủ sở hữu. Do đó, vi phạm bản quyền là vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền, như quyền sao chép, phân phối, hoặc sáng tác các tác phẩm phái sinh.
Việc sử dụng phần mềm không có bản quyền là vi phạm Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành về hành vi xâm phạm quyền tác giả, cụ thể các hành vi xâm phạm được quy định như sau:
– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
– Mạo danh tác giả
– Công bố, phân phối tác phẩm mà không có sự cho phép của tác giả
– Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Sao chép tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm tái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả
– Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình
– Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kĩ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
– Làm và bán tác phẩm mà chữ kí của tác giả bị giả mạo
– Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP) thì hình phạt đối với vi phạm bản quyền như sau:
“ Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Như vậy, đối với những hành vi vi phạm bản quyền sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và bị áp dụng hình phạt bổ sung là buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm hoặc bị buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.
Bên cạnh hình thức xử phạt vi phạm hành chính, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
“Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Như vậy, trên đây là tất cả hình phạt dành cho hành vi xâm phạm bản quyền.
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 35 triệu đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Bên cạnh đó tại Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
“Điều 212. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.”
Căn cứ tại khoản 1 Điều 225 Bộ luật Hình sự, cá nhân bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm đối với hành vi sao chép tác phẩm hoặc phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm mà xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng, hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. Đối với trường hợp pháp nhân thương mại đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 225 Bộ luật Hình sự, trường hợp cá nhân phạm tội có tổ chức; phạm tội 2 lần trở lên; thu lợi bất chính 300 triệu đồng trở lên; gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500 triệu đồng trở lên, hoặc hàng hóa vi phạm trị giá 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm. Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều này, thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng, hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm.
Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 đến 3 năm.
Để được tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Quyền tài sản của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm bị hạn chế hơn so với quyền tài sản của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm ở chỗ: Không có quyền xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi…
Chuyển giao quyền tác giả được hiểu là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền của tác giả theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân khác. Chuyển giao quyền tác giả bao gồm chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền…
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Theo đó, các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không…