Trang chủ » Blog » Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
04/01/2025 - 8
Thblaw.com.vn
-
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật liên quan chặt chẽ đến lịch sử và văn hóa của mỗi dân tộc. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, việc vi phạm bản quyền tác giả, đặc biệt là trong âm nhạc, đã trở nên phức tạp và…
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật liên quan chặt chẽ đến lịch sử và văn hóa của mỗi dân tộc. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, việc vi phạm bản quyền tác giả, đặc biệt là trong âm nhạc, đã trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn bao giờ hết.
Khoản 4 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ đưa ra khái niệm về tác phẩm âm nhạc như sau: “Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.”
Cũng như loại hình nghệ thuật khác như hội họa sử dụng đường nét, hình khối, màu sắc còn văn thơ thì sử dụng sức mạnh của ngôn từ còn âm nhạc lại sử dụng âm thanh và giai điệu. Tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới dạng nốt nhạc hoặc ký tự âm nhạc khác được đặc biệt ghi lại với các đặc tính riêng của loại hình nghệ thuật này do người nghệ sĩ sáng tạo ra.
Theo đó, tác phẩm âm nhạc là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật và là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Tác phẩm âm nhạc thông thường có các đặc điểm sau đây:
Một là, tính biểu hiện. Tác phẩm âm nhạc có thể được thể hiện bằng ký tự âm nhạc ghi lại trên giấy hoặc ghi loại bằng các phương tiện kĩ thuật số khác như máy ghi âm, máy tính. Các ký tự nốt nhạc là một đặc điểm đặc thù chỉ có ở tác phẩm âm nhạc, đó là hệ thống ký tự biểu hiện các cung bậc khác nhau của âm thanh. Với hệ thống ký tự này, khi trình diễn các tác phẩm âm nhạc sẽ là sự phối hợp các âm thanh để truyền tải cảm xúc, chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Tauy nhiên một sản phẩm âm nhạc không thể có ý nghĩa nếu nó chỉ được biểu hiện trên văn bản dưới dạng ký tự âm thanh. Bởi vậy có thể coi tác phẩm âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có tính biểu hiện.
Hai là, tính trừu tượng. Tính trừu tượng được thể hiện ở sự biểu hiện cảm xúc mà không cần mô tả những nguyên nhân hay đối tượng của cảm xúc. Mục đích chính của những âm thanh được sử dụng trong một tác phẩm âm nhạc gợi lên những sắc thái cảm xúc của sự vật và hiện tượng chứ không phải bản thân các sự vật, hiện tượng đó. Bởi tính trừu tượng này mà mỗi người sẽ có cách cảm nhận và cảm xúc có thể giống hoặc khác nhau khi thưởng thức một tác phẩm âm nhạc.
Ba là, tính bất định. Tùy theo khả năng và đặc điểm tâm lý, sở thích…. của mỗi người mà ở họ có cảm nhận khác nhau về nội dung của cùng một bản nhạc.
Bốn là, tính đồng nhất. Với âm nhạc, hệ thống ký hiệu như nốt đô, rê, mi, pha, son, la, si đã trở thành ngôn ngữ âm nhạc chung cho toàn thế giới.
Năm là, về nội dung. Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật âm thanh phản ánh cuộc sống xung quanh ta bằng các hình tượng âm thanh. Tác phẩm âm thanh có nội dung rất phong phú, đa dạng. Nó có thể thể hướng về mọi chủ thể trong cuộc sống: tình cảm gia đình, bạn bè,….
Sáu là, phương thức truyền tải tác phẩm âm nhạc đến công chúng đa dạng. Trước đây, tác phẩm âm nhạc thường được truyền tải đến công chúng bằng con đường thông tin đại chúng như đài phát thanh, tivi, các buổi diễn ca nhạc…. thì hiện nay phương thức truyền tài trở nên đa dạng hơn như biểu diễn tại phòng trà, sự kiện và internet.
Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là một tập hợp các quyền mà pháp luật công nhận và bảo vệ cho các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Những quyền này được quy định chi tiết trong luật sở hữu trí tuệ, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các tác giả trong việc sử dụng, khai thác và bảo vệ tác phẩm của mình khỏi việc sao chép, phân phối trái phép. Quan hệ pháp luật về quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc là một mối quan hệ dân sự giữa các chủ thể có quyền tác giả và những đối tượng khác trong xã hội, bao gồm cả cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Mọi cá nhân và tổ chức đều có trách nhiệm tôn trọng quyền tác giả, từ đó không chỉ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tác giả mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển của nghệ thuật âm nhạc trong xã hội. Việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định này là cần thiết để tạo ra môi trường lành mạnh cho sự sáng tạo nghệ thuật.
Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hiện nay, các quy định về sở hữu trí tuệ nói chung vẫn đang còn khá xa lạ đối với một bộ phận đông đảo người dân nước ta, bởi đây là một vấn đề không nhận được nhiều sự chú ý. Chính vì vậy mà trong quá trình chuyển nhượng các quyền về sở…
Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…
Tác giả kiểu dáng công nghiệp là người sáng tạo ra các thiết kế mới và độc đáo cho sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm. Để bảo vệ quyền lợi của những người sáng tạo, pháp luật Việt Nam đã quy định các quyền cụ thể đối với tác giả kiểu dáng công…
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…