Trang chủ » Blog » Một cá nhân có được thành lập nhiều doanh nghiệp hay không ?

Một cá nhân có được thành lập nhiều doanh nghiệp hay không ?

13/12/2024 - 20

Thblaw.com.vn

-

Thành lập doanh nghiệp được hiểu là thực hiện các thủ tục đặt nền móng cho sự hoạt động chính thức của một tổ chức kinh tế mới. Ngoại trừ các trường hợp bị cấm, thì hầu hết mọi cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy…

Thành lập doanh nghiệp được hiểu là thực hiện các thủ tục đặt nền móng cho sự hoạt động chính thức của một tổ chức kinh tế mới. Ngoại trừ các trường hợp bị cấm, thì hầu hết mọi cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay quy định một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp? Liệu người quản lý doanh nghiệp có được xem là chủ doanh nghiệp tư nhân hay không? 

Ảnh: Sưu tầm

1. Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp?

Theo Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, một cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Bên cạnh đó, cá nhân có thể tham gia góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp khác dưới danh nghĩa cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên và công ty TNHH 1 thành viên, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Cụ thể:

Đối với loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên và công ty TNHH một thành viên trở lên: Một cá nhân có thể được góp vốn và thành lập nhiều Công ty cổ phần hoặc nhiều Công ty TNHH.

Dựa vào Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Căn cứ vào những quy định trên, một cá nhân không được phép thành lập quá một doanh nghiệp tư nhân, đồng thời cũng không được làm chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên của công ty hợp danh.

2. Người quản lý doanh nghiệp có phải là chủ doanh nghiệp tư nhân hay không?

Người quản lý doanh nghiệp có phải là chủ doanh nghiệp tư nhân hay không luôn là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, Khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích về thuật ngữ “người quản lý doanh nghiệp” như sau: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”

Như vậy, theo quy định trên thì đối với chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn được xem là người quản lý doanh nghiệp.

3. Tại sao mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân?

Đặc thù của loại hình doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế do một cá nhân làm chủ với nguồn vốn ban đầu hoàn toàn là phần tài sản do chủ doanh nghiệp cá nhân sở hữu.

Do đó, dễ hiểu rằng vì sao pháp luật ấn định mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân bởi xuất phát từ đặc điểm đặc thù của doanh nghiệp tư nhân là tự chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản vô hạn của mình. Điều này mang tính thách thức rất cao khi doanh nghiệp đứng trước những món nợ khổng lồ hoặc bờ vực phá sản.

Như vậy, việc pháp luật quy định mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập 1 doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi giữa đôi bên đối tác, khách hàng, chủ nợ. Đồng thời, hạn chế tình trạng doanh nghiệp tư nhân được thành lập với mục đích trá hình.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và 2 thành viên

Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và 2 thành viên

Đăng vào ngày: 18/12/2024

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Để chọn được mô hình doanh nghiệp phù hợp, các cá nhân và tổ chức cần hiểu rõ sự khác biệt giữa công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên. Theo quy định…

Xem thêm
Tại sao công chức không được thành lập doanh nghiệp ?

Tại sao công chức không được thành lập doanh nghiệp ?

Đăng vào ngày: 11/12/2024

Với mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2025, việc khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới để đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước luôn được chú trọng. Tuy nhiên, theo điểm b, khoản 2, điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020: Cán bộ, công…

Xem thêm
Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ ?

Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ ?

Đăng vào ngày: 10/12/2024

Trong quá trình thành lập và xây dựng bảo vệ thương hiệu, tên doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của thương hiệu. Mặc dù việc đặt tên cho doanh nghiệp có vẻ đơn giản, nhưng nếu không tìm hiểu kỹ, cá nhân hoặc tổ chức…

Xem thêm
Làm thế nào để tránh việc công ty đăng ký tên trùng với nhãn hiệu?

Làm thế nào để tránh việc công ty đăng ký tên trùng với nhãn hiệu?

Đăng vào ngày: 09/12/2024

Việc sử dụng tên công ty trùng hoặc tương tự với tên nhãn hiệu đã được đăng ký sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sở hữu nhãn hiệu đó. Để giải quyết vấn đề này, khoản 3 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định quyền của…

Xem thêm