Trang chủ » Blog » Có được hưởng thừa kế quyền tác giả không ?

Có được hưởng thừa kế quyền tác giả không ?

02/12/2024 - 29

Thblaw.com.vn

-

Với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề quyền tác giả trở nên ngày càng quan trọng. Một câu hỏi đặt ra là khi chủ sở hữu quyền tác giả qua đời, liệu quyền tác giả có được xem là tài sản thừa kế hay không, và nếu có, người thừa…

Với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề quyền tác giả trở nên ngày càng quan trọng. Một câu hỏi đặt ra là khi chủ sở hữu quyền tác giả qua đời, liệu quyền tác giả có được xem là tài sản thừa kế hay không, và nếu có, người thừa kế có được quyền thừa kế toàn bộ các quyền tác giả hay không? Bài viết này sẽ trình bày các quy định pháp luật liên quan đến việc thừa kế quyền tác giả.

Ảnh: Sưu tầm

Căn cứ theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015, “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Như vậy, các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, theo đó quyền tài sản là di sản thừa kế sau khi chủ sở hữu của quyền tài sản chết.

Căn cứ vào các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp, thì các quyền tài sản đối với đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp là tài sản.

Căn cứ vào Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định về thừa kế quyền tác giả như sau:

“Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế

Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.”

Cụ thể, tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định quyền nhân thân như sau:

“Quyền nhân thân bao gồm:

  1. Đặt tên cho tác phẩm.

Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;

  1. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  2. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  3. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Theo Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về quyền tài sản như sau:

“1. Quyền tài sản bao gồm:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;

c) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

d) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

đ) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của Luật này.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này. Trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.

3. Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;

b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.”

Như vậy, từ quy định trên thì người thừa kế sẽ được thừa kế các quyền tác giả như sau:

– Các quyền tài sản bao gồm: Người thừa kế quyền tác giả có quyền làm tác phẩm phái sinh; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

– Quyền nhân thân: Người thừa kế quyền tác giả có quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm đó. (các quyền còn lại là quyền nhân thân gắn liền với tác giả nên không thể thừa kế). 

Lý do người thừa kế không được thừa kế các quyền nhân thân như đặt tên cho tác phẩm, đứng tên trên tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm,…vì đây là nhóm quyền nhân thân gắn gắn liền với tên, tuổi, bản thân của tác giả. Chỉ có chính tác giả mới được thực hiện và thực hiện được các quyền đó, quyền được xác lập trên cơ sở nhân thân của tác giả nên không thể để lại thừa kế. Bên cạnh đó các quyền nhân thân tại Khoản 1, 2, 4 Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ được bảo hộ vô thời hạn (khoản 1 Điều 27), do đó dù tác giả chết thì các quyền nhân thân này vẫn được bảo hộ khỏi sự xâm phạm.

Lưu ý: Người thừa kế chỉ được thực hiện các quyền tác giả được thừa kế trong thời hạn bảo hộ tác giả còn lại.

Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:

______________________________

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Có phải nộp thuế khi chuyển nhượng quyền tác giả không ?

Có phải nộp thuế khi chuyển nhượng quyền tác giả không ?

Đăng vào ngày: 07/01/2025

Hiện nay, các quy định về sở hữu trí tuệ nói chung vẫn đang còn khá xa lạ đối với một bộ phận đông đảo người dân nước ta, bởi đây là một vấn đề không nhận được nhiều sự chú ý. Chính vì vậy mà trong quá trình chuyển nhượng các quyền về sở…

Xem thêm
Vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt như thế nào ?

Vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt như thế nào ?

Đăng vào ngày: 06/01/2025

Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…

Xem thêm
Quyền nhân thân của tác giả kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong thời gian bao lâu ?

Quyền nhân thân của tác giả kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong thời gian bao lâu ?

Đăng vào ngày: 05/01/2025

Tác giả kiểu dáng công nghiệp là người sáng tạo ra các thiết kế mới và độc đáo cho sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm. Để bảo vệ quyền lợi của những người sáng tạo, pháp luật Việt Nam đã quy định các quyền cụ thể đối với tác giả kiểu dáng công…

Xem thêm
Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Đăng vào ngày: 04/01/2025

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật liên quan chặt chẽ đến lịch sử và văn hóa của mỗi dân tộc. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, việc vi phạm bản quyền tác giả, đặc biệt là trong âm nhạc, đã trở nên phức tạp và…

Xem thêm