Trang chủ » Blog » 5 sai lầm phổ biến khi mua bản quyền sách
5 sai lầm phổ biến khi mua bản quyền sách
20/11/2024 - 17
Thblaw.com.vn
-
Mua bản quyền sách hay nói chính xác hơn chính là thực hiện chuyển nhượng quyền tác giả và các quyền liên quan đến tác giả của tác phẩm sách nào đó. Muốn sử dụng hợp pháp tác phẩm thì cần phải có được sự đồng ý của tác giả, có thể lấy được sự…
Mua bản quyền sách hay nói chính xác hơn chính là thực hiện chuyển nhượng quyền tác giả và các quyền liên quan đến tác giả của tác phẩm sách nào đó. Muốn sử dụng hợp pháp tác phẩm thì cần phải có được sự đồng ý của tác giả, có thể lấy được sự đồng ý thông qua hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng. Nếu không thực hiện đúng theo quy định thì sẽ vi phạm quyền tác giả được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.
Nếu bạn là người muốn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xuất bản sách hoặc một nhà sản xuất phim muốn mua bản quyền sách để có thể chuyển thể sách truyền hình hoặc phim, đây là những sai lầm phổ biến về quyền xuất bản sách mà bạn chắc chắn nên tránh:
Không biết ai sở hữu bản quyền của cuốn sách: Tìm ai có quyền đối với một cuốn sách là khá dễ dàng. Chỉ cần nhìn vào bản thảo hoặc thư xin việc của cuốn sách thường sẽ cho bạn biết chủ sở hữu bản quyền là ai. Trong nhiều trường hợp, tác giả bảo lưu quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm của họ. Đây là điều bạn nên cân nhắc khi tìm mua bản quyền sách từ các công ty xuất bản sách.
Không kiểm tra xem bản quyền đã được ký cho một chủ sở hữu khác hay chưa: Trong các trường hợp khác, khi tác giả sách có thể đã được các nhà sản xuất hoặc công ty xuất bản sách tiếp cận, họ có thể đã ký quyền cho một thực thể khác. Để chắc chắn, bạn có thể tìm kiếm hồ sơ trực tuyến của văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ để xem liệu bạn có thể mua bản quyền sách cho tác phẩm tiềm năng của mình hay không hoặc tốt hơn hết bạn nên chuyển sang tác phẩm khác.
Không liên hệ với tác giả: Một sai lầm phổ biến khác mà người mua quyền sách mắc phải là không xác nhận liệu tác giả có còn sở hữu quyền đối với một cuốn sách hay không. Không có lý do gì để thương lượng và đàm phán về quyền với một tác giả nếu những quyền đó không còn ở bên họ nữa.
Không biết đúng người để nói chuyện: Trước khi đưa ra lời đề nghị mua bản quyền sách, hãy đảm bảo rằng bạn biết mình nên giải quyết đề xuất của mình với ai. Đây có thể là tác nhân của tác giả (nếu không phải là chính tác giả) hoặc nhà xuất bản điều hành cuốn sách ban đầu.
Không xác định tiền ứng trước sách: Trả tiền tạm ứng sách cho phép bạn trì hoãn các khoản thanh toán tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền sách, cho đến khi đạt được khoản tiền bản quyền tương đương của khoản tạm ứng.
Hiện nay, việc mua bản quyền đã trở nên đơn giản hơn bằng cách sử dụng hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan. Căn cứ theo Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng nhằm để xác lập, thay đổi hoặc là chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc lẫn nhau giữa các bên. Như vậy, đối với một hợp đồng mua lại bản quyền sách phải thể hiện được nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự, cụ thể là sự thỏa thuận về việc sử dụng tác phẩm và trả tiền bản quyền cho tác giả.
Trong đó, hợp đồng cần phải thể hiện rõ ràng các điều khoản quan trọng trong hợp đồng mua bản quyền sách:
Đảm bảo về các chủ thể của hợp đồng:
Các bên trong hợp đồng sẽ bao gồm có bên sở hữu bản quyền tác giả, bên mua lại bản quyền tác giả và các quyền liên quan, bên thứ ba (nếu có).
Nội dung của chủ thể hợp đồng phải có được các thông tin chi tiết từ giấy tờ tùy thân (giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu còn hiệu lực/thẻ căn cước công dân), giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy thành lập, các thông tin thuận tiện cho việc liên lạc, địa chỉ của trụ sở chính, thông tin về người đại diện theo pháp luật của các bên, thông tin về người được ủy quyền của các bên…
Thể hiện rõ ràng căn cứ và phạm vi chuyển nhượng.
Đảm bảo về đối tượng của hợp đồng: quyền được sử dụng tác phẩm sách, trong đó có bao gồm cả quyền tác giả và các quyền liên quan.
Đảm bảo về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng mua lại bản quyền sách:
Các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng bản quyền tác phẩm sách
Các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng bản quyền tác phẩm sách
Đảm bảo về giá cả, thời hạn thanh toán tiền bản quyền sách và cả phương thức thanh toán tiền bản quyền sách.
Ngoài ra, còn phải thể hiện nội dung về trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng mua bản quyền sách.
Sau khi đã chuẩn bị hợp đồng có thể hiện được các nội dung cơ bản như trên thì các bên còn phải chuẩn bị thêm hồ sơ để đề nghị được cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
– Chuẩn bị tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
– Bản sao của tác phẩm hoặc là bản định hình: cần 2 bản.
– Hợp đồng chuyển nhượng đã được lập.
– Văn bản thể hiện sự đồng ý của chủ sở hữu trong trường hợp mà quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về sở hữu chung.
– Có giấy ủy quyền (nếu như bên được chuyển nhượng ủy quyền cho cá nhân/tổ chức khác nộp hồ sơ đề nghị được cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan).
Đảm bảo đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp đổi thì bên được nhận chuyển nhượng sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả ở TP.Đà Nẵng, TP.HCM hoặc là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trên đây là các quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề mua bản quyền sách. Để được tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…
Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…
Với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề quyền tác giả trở nên ngày càng quan trọng. Một câu hỏi đặt ra là khi chủ sở hữu quyền tác giả qua đời, liệu quyền tác giả có được xem là tài sản thừa kế hay không, và nếu có, người thừa…
Hiện nay, việc review phim đang trở thành một hoạt động phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội. Vậy liệu hành vi này có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả hay không? Thực tế, việc review phim cũng mang lại nguồn lợi không nhỏ cho người thực hiện. Vậy…