Trang chủ » Blog » Cách tra cứu nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn
Cách tra cứu nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn
15/11/2024 - 4
Thblaw.com.vn
-
Việc đăng ký nhãn hiệu hiện nay là rất quan trọng để tránh tình trạng bị các bên khác lợi dụng và đăng ký trước. Bên cạnh đó, việc tra cứu thông tin nhãn hiệu cũng đóng vai trò quan trọng nhằm tránh việc đăng ký trùng với nhãn hiệu đã được người khác đăng…
Việc đăng ký nhãn hiệu hiện nay là rất quan trọng để tránh tình trạng bị các bên khác lợi dụng và đăng ký trước. Bên cạnh đó, việc tra cứu thông tin nhãn hiệu cũng đóng vai trò quan trọng nhằm tránh việc đăng ký trùng với nhãn hiệu đã được người khác đăng ký. Đây là vấn đề mà nhiều bạn đã thắc mắc về cách thức tra cứu nhãn hiệu để phát hiện sự trùng lặp hoặc nhầm lẫn. Hãy cùng Luật THB tìm hiểu và giải đáp những câu hỏi này.
Hiện nay, có 02 hình thức tra cứu nhãn hiệu đó là tra cứu nhãn hiệu online và tra cứu nhãn hiệu trực tiếp với đội ngũ chuyên viên tại Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam.
Cách 1: Tra cứu dữ liệu trực tuyến qua website từ dữ liệu trực tuyến của Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam
Bước 1: Bước đầu tiên trong cách tra cứu nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn hay không đó là vào trong trang web của Cục sở hữu trí tuệ. Link: https://www.ipvietnam.gov.vn/.
Bước 2: Nhập thông tin của thương hiệu/ nhãn hiệu cần tra cứu.
Trường hợp nhãn hiệu hoặc thương hiệu đã đăng ký rồi, cá nhân, tổ chức chỉ cần nhập đầy đủ và chính xác thông tin vào các ô bên cạnh ở các trường sau: Nhãn hiệu cần tìm kiếm; Người đại diện đã đăng ký với cục Sở hữu trí tuệ; Người nộp đơn đăng ký.
Khi nhãn hiệu hoặc thương hiệu có khả năng bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác, cá nhân hoặc tổ chức cần nhập thông tin cụ thể vào các ô yêu cầu, bao gồm: Nhãn hiệu hoặc thương hiệu cần tra cứu; Nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan; và Loại sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhóm nhãn hiệu đã đăng ký.
Sau khi nhập đầy đủ thông tin theo hướng dẫn, chỉ cần nhấn vào ô “Tìm kiếm”. Lưu ý rằng trước khi thực hiện tìm kiếm, cá nhân hoặc tổ chức cần kiểm tra lại cẩn thận các thông tin đã nhập để tránh sai sót trong quá trình tra cứu nhãn hiệu.
Bước 3: Kiểm tra kết quả tra cứu nhãn hiệu
Kiểm tra kết quả tìm kiếm là bước thứ 3 quan trọng trong quá trình xác định xem nhãn hiệu có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn hay không. Sau khi nhấn “Tìm kiếm”, hệ thống sẽ hiển thị danh sách các nhãn hiệu hoặc thương hiệu đã và đang được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 4: Đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Sau khi nhận được kết quả từ bước 3, chúng ta sẽ tiến hành đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu của mình. Căn cứ để đánh giá là các yếu tố có thể gây trùng lặp hoặc nhầm lẫn với nhãn hiệu của bên khác. Dựa trên đó, sẽ có hai khả năng xảy ra:
Nhãn hiệu hoàn toàn không bị trùng => Tiến hành nộp đăng ký càng sớm càng tốt.
Nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký trước => Tiến hành khắc phục tại bước 5.
Bước 5: Cách khắc phục nếu nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn
Sau khi biết cách tra cứu nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn hay không. Đồng thời, đã có kết quả tra cứu, nếu không may mắn nhãn hiệu của mình bị trùng một phần. Hoặc có chứa yếu tố gây nhầm lẫn, không có khả năng phân biệt với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó. Thì chắc chắn khi nộp đơn đăng ký, đơn sẽ bị trả ra và yêu cầu sửa đổi đơn. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, Cục Sở hữu trí tuệ có thể từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Do đó, để tránh lãng phí thời gian và chi phí khi phải nộp đơn nhiều lần, ngay sau khi có kết quả tra cứu, bạn nên có phương án điều chỉnh phù hợp đối với mẫu nhãn hiệu của mình trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký.
Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu trực tiếp cùng với đội ngũ chuyên viên tại Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam
Nếu cá nhân hoặc tổ chức không muốn thực hiện tra cứu nhãn hiệu trực tuyến, họ có thể tiến hành tra cứu trực tiếp cùng chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu một cách chuyên sâu, khách hàng cần ủy quyền cho một tổ chức chuyên nghiệp về quyền sở hữu trí tuệ, hợp tác với chuyên gia trong việc nộp hồ sơ tra cứu. Chuyên viên sẽ thực hiện tra cứu trực tiếp trên hệ thống dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Khi sử dụng phương pháp này, cá nhân và tổ chức có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả tra cứu, với độ chính xác lên đến 90%.
Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:
______________________________
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Việc đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen trắng nhưng lại sử dụng nhãn hiệu màu là một câu hỏi thường gặp khi thực hiện thủ tục bảo hộ nhãn hiệu. Nhiều ý kiến cho rằng nhãn hiệu đen trắng có phạm vi bảo vệ rộng hơn so với nhãn hiệu màu, trong khi một…
Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật là sự ra đời của các dịch vụ, công nghệ hiện đại. Nhãn hiệu với vai trò phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của các doanh nghiệp theo đó cũng vượt ra…
Sở hữu trí tuệ là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm trong xã hội ngày nay. Các tác giả cũng dần chú trọng hơn về việc bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân từ những sản phẩm trí tuệ hay tác phẩm sáng tạo của mình. Không những thế mà…
Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có…