Trang chủ » Blog » Công ty mẹ – con và nhóm công ty có phải là một pháp nhân không?

Công ty mẹ – con và nhóm công ty có phải là một pháp nhân không?

04/11/2024 - 10

Thblaw.com.vn

-

Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về công ty mẹ, công ty con như sau:  Điều 195. Công ty mẹ, công ty con 1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Sở hữu trên 50% vốn…

Ảnh: Sưu tầm

Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về công ty mẹ, công ty con như sau: 

Điều 195. Công ty mẹ, công ty con

1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

2. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

Theo đó, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau: sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó; có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần đê sở hữu chéo lẫn nhau. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới.

Vậy công ty mẹ – con có phải là một pháp nhân không?

Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nhóm công ty là tập hợp các công ty mẹ – công ty con không có tư cách pháp nhân, có mối liên hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, thực hiện đồng thời hai chức năng là kinh doanh và liên kết kinh tế.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Công ty TNHH hai thành viên có được giảm vốn điều lệ không ?

Công ty TNHH hai thành viên có được giảm vốn điều lệ không ?

Đăng vào ngày: 30/10/2024

Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên, khi tiến hành đăng ký thành lập, được xác định là tổng giá trị phần vốn góp mà các thành viên cam kết góp và được ghi rõ trong Điều lệ công ty. Điều này có nghĩa là vốn điều lệ không chỉ…

Xem thêm
Các trường hợp gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký

Các trường hợp gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký

Đăng vào ngày: 24/10/2024

Việc lựa chọn tên công ty hoặc tên doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng khi thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam, tên doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định cụ thể, bao gồm cả việc tránh tình trạng trùng tên và tên gây…

Xem thêm
Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không?

Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không?

Đăng vào ngày: 11/10/2024

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải tuân theo các quy định về thuế và phải được nhà nước định danh để đảm bảo tính minh bạch, đúng luật. Điều này liên quan đến hai khái niệm quan trọng: mã số thuế và mã số doanh nghiệp. Dường như chúng…

Xem thêm
Thay đổi người đại diện theo ủy quyền trong công ty TNHH một thành viên

Thay đổi người đại diện theo ủy quyền trong công ty TNHH một thành viên

Đăng vào ngày: 06/08/2024

Một doanh nghiệp phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật. Theo khoản 1 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020, “người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp,…

Xem thêm