Trang chủ » Blog » Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

14/10/2024 - 36

Thblaw.com.vn

-

Việc không đăng ký bản quyền phần mềm có thể dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi và sự phát triển của cá nhân hoặc tổ chức. Dưới đây là một số rủi ro cơ bản: 1. Vi phạm bản quyền:  Nếu bạn sử dụng hoặc phân phối…

Ảnh: Sưu tầm 

Việc không đăng ký bản quyền phần mềm có thể dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi và sự phát triển của cá nhân hoặc tổ chức. Dưới đây là một số rủi ro cơ bản:

1. Vi phạm bản quyền: 

Nếu bạn sử dụng hoặc phân phối phần mềm mà không có giấy phép hoặc bản quyền hợp pháp, chủ thể đó có thể bị cáo buộc vi phạm bản quyền. Điều này có thể dẫn đến việc phải đối mặt với các hành động pháp lý như kiện tụng, và  có thể phải trả tiền phạt hoặc bồi thường thiệt hại.

2. Mất quyền kiểm soát tài sản trí tuệ: 

Nếu bạn là người phát triển phần mềm và không đăng ký bản quyền cho sản phẩm của mình, bạn có thể mất quyền kiểm soát đối với sản phẩm đó. Những người khác có thể sao chép hoặc sử dụng sản phẩm của bạn mà không cần sự đồng ý hoặc thanh toán cho bạn.

3. Chấm dứt hoặc bị yêu cầu ngừng các quyền tài sản đi kèm: 

Theo đó, bạn là chủ sở hữu quyền tác giả, bạn sẽ có các quyền được hiểu là quyền tài sản đối với phần mềm và đây mới chính là những quyền mà bạn hướng đến để thu về khoản lợi ích kinh doanh. Tuy nhiên, khi bạn không đăng ký bản quyền phần mềm và có một bên thứ ba khác đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, thì như đã phân tích ở mục 1, điều đầu tiên là bên thứ ba sẽ buộc bạn phải gỡ bỏ và chấm dứt việc khai thác các quyền tài sản của phần mềm. Bạn sẽ buộc phải thông qua cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình và thực hiện các nghĩa vụ chứng minh. Với kinh nghiệm của mình, chúng tôi nhận thấy thời gian giải quyết từ phía cơ quan có thẩm quyền là khá dài và trong khoảng thời gian đó trên cơ sở pháp luật thừa nhận thì bên thứ ba vẫn là chủ sở hữu quyền tác giả đối với phần mềm và được quyền khai thác các quyền tài sản mà không có bất kỳ cản trở nào.

Đăng ký bản quyền phần mềm không chỉ giúp bạn tránh đi các rủi ro pháp lý mà điều đó còn giúp bạn không bị mất đi các lợi ích thương mại, điển hình có thể kể đến như:

  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Phần mềm được đăng ký bản quyền thường được thị trường nhận thức là có giá trị cao hơn so với những phần mềm không được bảo hộ. Điều này giúp tạo dựng thương hiệu mạnh mẽ, tăng tính chuyên nghiệp và đáng tin cậy trong mắt người tiêu dùng và doanh nghiệp
  • Thu hút đầu tư: Phần mềm đã được đăng ký bảo hộ được xem là tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư, bởi các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư thường tìm kiếm các dự án có khả năng sinh lời cao và rủi ro thấp. Trong những năm gần đây, việc xác định yếu tố “phát triển bền vững” của mỗi doanh nghiệp hay dự án được xem là điều mà các nhà đầu tư, quỹ đầu tư chú trọng, bởi mức độ bền vững của doanh nghiệp, dự án sẽ giúp chính các nhà đầu tư quản trị được rủi ro cho nguồn vốn của họ. Tính tuân thủ pháp lý được hiểu là một phần không thể loại trừ khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố “phát triển bền vững” của doanh nghiệp. Bên cạnh đó đầu tư vào phần mềm có bản quyền cũng an toàn hơn về mặt pháp lý, giúp bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và đảm bảo khả năng thu hồi vốn cũng như sinh lời trong tương lai. Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định rằng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được tạo ra từ hành vi xâm phạm quyền tác giả cũng  bị coi là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền tác giả, và tùy từng trường hợp mà tiêu hủy, thu hồi hoặc các biện pháp khác tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
  • Mở rộng thị trường: Bằng việc cấp phép sử dụng phần mềm, bạn có thể mở rộng thị trường bằng cách cho phép các bên thứ ba sử dụng sản phẩm của mình dưới sự thỏa thuận và điều kiện rõ ràng. Điều này không chỉ tạo ra nguồn thu từ việc bán bản quyền mà còn từ các khoản phí bản quyền, hỗ trợ kỹ thuật, và cập nhật sản phẩm; đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên tất cả những điều này chỉ có thể thực hiện một cách thuận lợi nếu phần mềm của bạn đã được đăng ký bảo hộ.

Tóm lại, bản quyền không chỉ là một công cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi của người sáng tạo mà còn là một cơ chế thúc đẩy sự đổi mới và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Điều này là rất quan trọng trong ngành công nghệ thông tin và phần mềm, nơi mà tiến bộ kỹ thuật xảy ra nhanh chóng và liên tục đòi hỏi các đổi mới để duy trì tính cạnh tranh.

Đăng ký bản quyền phần mềm là một bước thiết yếu không chỉ để bảo vệ tài sản trí tuệ mà còn để tăng cường sức cạnh tranh và đảm bảo lợi ích kinh tế trong môi trường kinh doanh ngày càng đa dạng và cạnh tranh hiện nay. Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền và khuyến khích các cá nhân cũng như doanh nghiệp nắm bắt lợi ích to lớn mà quá trình này mang lại.

Để được tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài

Đăng vào ngày: 20/12/2024

Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…

Xem thêm
Khi nào thì nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài ?

Khi nào thì nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài ?

Đăng vào ngày: 05/12/2024

Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…

Xem thêm
Xuất xứ sản phẩm có thể hiện trên mã vạch hay không ?

Xuất xứ sản phẩm có thể hiện trên mã vạch hay không ?

Đăng vào ngày: 03/12/2024

Mã vạch sản phẩm, hay còn gọi là UPC, là một mã số dùng để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, giúp người tiêu dùng nhận diện rõ ràng sản phẩm mình đang sử dụng. Việc kiểm tra mã vạch sẽ mang lại sự an tâm cho người dùng khi biết được…

Xem thêm
Có được hưởng thừa kế quyền tác giả không ?

Có được hưởng thừa kế quyền tác giả không ?

Đăng vào ngày: 02/12/2024

Với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề quyền tác giả trở nên ngày càng quan trọng. Một câu hỏi đặt ra là khi chủ sở hữu quyền tác giả qua đời, liệu quyền tác giả có được xem là tài sản thừa kế hay không, và nếu có, người thừa…

Xem thêm