Tại sao nhãn hiệu nổi tiếng không cần phải đăng ký ?
Thblaw.com.vn
-
Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện thương nhân và sự biết đến rộng rãi của người tiêu dùng. Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, nhãn hiệu nổi tiếng luôn thu hút được sự quan tâm của hầu hết mọi người từ các chủ thể kinh doanh…
Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện thương nhân và sự biết đến rộng rãi của người tiêu dùng. Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, nhãn hiệu nổi tiếng luôn thu hút được sự quan tâm của hầu hết mọi người từ các chủ thể kinh doanh cho đến người tiêu dùng. Đây có thể coi là một tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt. Do đó, các nhãn hiệu nổi tiếng dễ là đối tượng của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trên thực tế, việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu nổi tiếng hiện nay xảy ra ngày càng nhiều với nạn làm hàng giả, hàng nhái gây nhầm lần cho người tiêu dùng… Vì vậy, việc bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng ngày càng trở nên cấp thiết và là mối quan tâm của nhiều quốc gia, đặc biệt là nước đang phát triển.
Pháp luật Việt Nam định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng phải là nhãn hiệu đã được đưa ra trên phạm vi rộng là trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vậy, nhãn hiệu nổi tiếng đã được biết đến rộng rãi trong cả nước thì có bắt buộc phải đăng ký để được bảo hộ trong trường hợp có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu nhãn hiệu đó như các nhãn hiệu thông thường không?
Vấn đề xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành như sau: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký”. Điều này cũng phù hợp với các tiêu chí đặt ra trong Công ước Paris 1883 và Hiệp định TRIPs 1994.
Ví dụ, theo tiêu chí này, Pepsi là nhãn hiệu nổi tiếng nên sẽ được pháp luật áp dụng quy chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ riêng. Nhãn hiệu “Pepsi” là nhãn hiệu nổi tiếng nên nhãn hiệu này được bảo hộ được xác lập trên cơ sở sử dụng và không phụ thuộc vào việc đăng ký. Thêm vào đó, nhãn hiệu này đã được sử dụng lâu đời cho mặt hàng nước uống giải khát nên nó đã được bảo bộ tại nhiều nước trong đó có Việt Nam mà không cần đăng ký nhãn hiệu với Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký, cụ thể:
“Điều 75. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
- Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
- Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.”
Căn cứ vào các quy định nêu trên của pháp luật, có thể thấy, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ sở hữu, họ có thể đăng ký hoặc không đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, việc đăng ký sẽ có lợi hơn cho chủ sở hữu khi xảy ra tranh chấp.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 20/12/2024
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 17/12/2024
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu có thể thể hiện bằng chữ, bằng logo, slogan hoặc bằng hình… Để được đăng kí nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền, hàng hóa phải đáp ứng được tiêu chuẩn…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 16/12/2024
Nhãn hiệu đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ giúp phân biệt sản phẩm, dịch vụ trên thị trường mà còn góp phần tạo dựng vị thế trong tâm trí của khách hàng. Theo quy định pháp luật Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ nhãn…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 10/12/2024
Trong quá trình thành lập và xây dựng bảo vệ thương hiệu, tên doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của thương hiệu. Mặc dù việc đặt tên cho doanh nghiệp có vẻ đơn giản, nhưng nếu không tìm hiểu kỹ, cá nhân hoặc tổ chức…
Xem thêm