Trang chủ » Blog » Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bao gồm thiệt hại về tinh thần hay không ?

Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bao gồm thiệt hại về tinh thần hay không ?

13/08/2024 - 68

Thblaw.com.vn

-

Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được coi là một dạng của thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự. Vậy nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Thiệt hại do…

Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được coi là một dạng của thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự. Vậy nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bao gồm thiệt hại về tinh thần không?

Khi bị xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể khởi kiện bên vi phạm và yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, bồi thường thiệt hại. Nếu tổ chức, cá nhân muốn được bồi thường thiệt hại thì có trách nhiệm chứng minh mức yêu cầu bồi thường của mình. Do vậy, việc nắm được các nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại là rất quan trọng trong các vụ việc giải quyết xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.  Theo điểm b khoản 1 Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:

“Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;
b) Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.
2. Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.”
Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.  Vậy việc xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ căn cứ vào đâu?

Căn cứ theo Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và khoản 11 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về những căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cụ thể như sau:

– Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây:

+ Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;

+ Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;

+ Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật;

+ Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.”.

– Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.

– Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định trên, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Khi nào thì nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài ?

Khi nào thì nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài ?

Đăng vào ngày: 05/12/2024

Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…

Xem thêm
Ưu và nhược điểm của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Ưu và nhược điểm của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 31/10/2024

Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái diễn ra phổ biến, tràn lan, đặc biệt là tình trạng xâm phạm về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Các hình thức xâm phạm này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp và cá…

Xem thêm
Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở đâu ?

Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở đâu ?

Đăng vào ngày: 18/10/2024

Sở hữu trí tuệ là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm trong xã hội ngày nay. Các tác giả cũng dần chú trọng hơn về việc bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân từ những sản phẩm trí tuệ hay tác phẩm sáng tạo của mình. Không những thế mà…

Xem thêm
Vấn nạn sách giả, sách lậu trước thềm năm học mới

Vấn nạn sách giả, sách lậu trước thềm năm học mới

Đăng vào ngày: 21/08/2024

Trước thềm mỗi năm học mới, vấn đề sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả, in lậu, không có nguồn gốc hợp pháp ngày càng trở nên nghiêm trọng và đáng lo ngại; trở thành nỗi lo cho nhiều hộ gia đình. Thực tế, sách giáo khoa là phương tiện không thể thiếu trong…

Xem thêm