Trang chủ » Blog » Bao bì vận chuyển đã có nhãn hàng hóa có được xem là bao bì thương phẩm không?

Bao bì vận chuyển đã có nhãn hàng hóa có được xem là bao bì thương phẩm không?

26/07/2024 - 87

Thblaw.com.vn

-

Bao bì thương phẩm là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa. Đây không chỉ là lớp vỏ bọc đơn giản mà còn là ngôn ngữ độc đáo, tương tác trực tiếp với hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Từ thiết kế đến vật liệu sử dụng,…

Bao bì thương phẩm là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa. Đây không chỉ là lớp vỏ bọc đơn giản mà còn là ngôn ngữ độc đáo, tương tác trực tiếp với hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Từ thiết kế đến vật liệu sử dụng, bao bì không chỉ đảm bảo an toàn và bảo quản sản phẩm mà còn là cầu nối tinh tế giữa doanh nghiệp và khách hàng. 

Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 (Nghị định số 43) của Chính phủ về nhãn hàng hóa quy định: “Bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa; bao bì thương phẩm gồm bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.

Bao bì thương phẩm đóng một vai trò quan trọng và đa chiều trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Nó được thiết kế để bảo vệ, bảo quản và quảng cáo sản phẩm, bao bì không chỉ là một phần của chiến lược tiếp thị mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra ấn tượng và thu hút khách hàng. Trong đo, bao bì trực tiếp là bao bì tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa; còn bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp. 

Ngoài ra, bao bì còn phải cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm như thành phần, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng, và các thông tin liên quan khác để người tiêu dùng có thể hiểu rõ về sản phẩm trước khi quyết định mua. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hóa cần tuân thủ các quy định này để đảm bảo chất lượng, an toàn và trách nhiệm của bao bì thương phẩm.

Về quy trình phân biệt bao bì chứa đựng hàng hoá không phải bao bì thương phẩm so với bao bì thương phẩm được quy định rõ tại Điều 3 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN như sau: 

1. Các loại bao bì sau đây không gọi là bao bì thương phẩm:

a) Bao bì được sử dụng với mục đích để lưu giữ, vận chuyển, bảo quản hàng hóa đã có nhãn hàng hóa;

b) Túi đựng hàng hóa khi mua hàng;

c) Bao bì dùng để đựng hàng hóa dạng rời, hàng hóa bán lẻ.Các loại bao bì sau đây phải có hồ sơ, tài liệu kèm theo thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan để thay thế cho nhãn hàng hóa: thùng đựng hàng (container), hầm tàu chứa hàng, xi téc vận chuyển hàng hóa dạng rời, dạng lỏng, dạng khí không có bao bì.

Ví dụ: hàng hóa là thủy sản: thùng đựng hàng (container), (bao gồm cả trường hợp hàng hóa bên trong là nguyên liệu thủy sản có một hoặc nhiều loài dạng rời, hoặc đóng khối (block) trần đồng nhất hoặc không đồng nhất), hầm tàu chứa hàng hóa dạng rời chỉ có một loài hoặc lẫn lộn nhiều loài, xi téc vận chuyển hàng hóa dạng rời, dạng lỏng không có bao bì;

Trường hợp này hàng hóa không cần dán nhãn/ghi nhãn hàng hóa nhưng phải có hồ sơ, tài liệu kèm theo thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và các quy định pháp luật liên quan;

Trường hợp hồ sơ tài liệu kèm theo bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì doanh nghiệp nhập khẩu có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo.”

Như vậy, đối với bao bì được sử dụng mục đích để vận chuyển hàng hóa đã có nhãn hàng hóa thì không được gọi là bao bì thương phẩm theo quy định trên.

Bên cạnh đó, không phải tất cả các loại bao bì đều được coi là bao bì thương phẩm. Dưới đây là các loại bao bì không gọi là bao bì thương phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN như sau:

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP:

  1. Các loại bao bì sau đây không gọi là bao bì thương phẩm:

a) Bao bì được sử dụng với mục đích để lưu giữ, vận chuyển, bảo quản hàng hóa đã có nhãn hàng hóa;

b) Túi đựng hàng hóa khi mua hàng;

c) Bao bì dùng để đựng hàng hóa dạng rời, hàng hóa bán lẻ.

2. Các loại bao bì sau đây phải có hồ sơ, tài liệu kèm theo thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan để thay thế cho nhãn hàng hóa: thùng đựng hàng (container), hầm tàu chứa hàng, xi téc vận chuyển hàng hóa dạng rời, dạng lỏng, dạng khí không có bao bì.

Ví dụ: hàng hóa là thủy sản: thùng đựng hàng (container), (bao gồm cả trường hợp hàng hóa bên trong là nguyên liệu thủy sản có một hoặc nhiều loài dạng rời, hoặc đóng khối (block) trần đồng nhất hoặc không đồng nhất), hầm tàu chứa hàng hóa dạng rời chỉ có một loài hoặc lẫn lộn nhiều loài, xi téc vận chuyển hàng hóa dạng rời, dạng lỏng không có bao bì;

Trường hợp này hàng hóa không cần dán nhãn/ghi nhãn hàng hóa nhưng phải có hồ sơ, tài liệu kèm theo thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và các quy định pháp luật liên quan;

Trường hợp hồ sơ tài liệu kèm theo bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì doanh nghiệp nhập khẩu có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo.

Các loại bao bì trên không phải là bao bì thương phẩm vì chúng không có vai trò truyền tải thông tin về hàng hóa đến người tiêu dùng, mà chỉ có chức năng bảo vệ, bảo quản và vận chuyển hàng hóa. Các loại bao bì này cũng không cần phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
No Image

Phân biệt tài sản vô hình và tài sản hữu hình

Đăng vào ngày: 07/11/2024

Tài sản vô hình và tài sản hữu hình là những khái niệm mà không ít người vẫn còn chưa rõ ràng. Thực tế, nhiều người vẫn còn mơ hồ khi phân biệt tài sản hữu hình và tài sản vô hình.  Vậy, tài sản hữu hình bao gồm những gì? Còn tài sản vô…

Xem thêm
Ưu và nhược điểm của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Ưu và nhược điểm của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 31/10/2024

Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái diễn ra phổ biến, tràn lan, đặc biệt là tình trạng xâm phạm về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Các hình thức xâm phạm này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp và cá…

Xem thêm
5 rủi ro pháp lý doanh nghiệp cần cân nhắc khi sử dụng AI

5 rủi ro pháp lý doanh nghiệp cần cân nhắc khi sử dụng AI

Đăng vào ngày: 28/10/2024

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ, nếu năng lực công nghệ của các doanh nghiệp chưa thể đáp ứng sẽ rất khó để kiểm soát, thậm chí có thể mang lại nhiều thách thức, đặc biệt rủi ro về quyền riêng tư. Các công cụ AI hiện còn…

Xem thêm
Sử dụng video như thế nào để tránh vi phạm bản quyền ?

Sử dụng video như thế nào để tránh vi phạm bản quyền ?

Đăng vào ngày: 25/10/2024

Bản quyền đối với video đang bị vi phạm nghiêm trọng bởi những hành vi như: cắt ghép, làm video nhạc chế…Để tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả, người dùng cần phải biết cách sử dụng video tránh vi phạm bản quyền. Video không phải là một thuật ngữ sử dụng trong pháp…

Xem thêm