Trang chủ » Blog » Những loại hình kinh doanh nào cần phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy?

Những loại hình kinh doanh nào cần phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy?

20/07/2024 - 78

Thblaw.com.vn

-

Xã hội phát triển kéo theo sự đa dạng của các loại hình kinh doanh nhằm phục vụ đời sống con người. Tuy nhiên, vì ban đầu không được giám sát chặt chẽ, có một số ngành nghề khi đi vào hoạt động đã vô tình gây ra nhiều mối đe dọa. Bên cạnh yêu…

Xã hội phát triển kéo theo sự đa dạng của các loại hình kinh doanh nhằm phục vụ đời sống con người. Tuy nhiên, vì ban đầu không được giám sát chặt chẽ, có một số ngành nghề khi đi vào hoạt động đã vô tình gây ra nhiều mối đe dọa. Bên cạnh yêu cầu phải có giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp, thì những ngành nghề có điều kiện còn phải thực hiện xin cấp giấy phép về điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy & an ninh trật tự. Vậy các ngành nghề kinh doanh nào cần phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy? Thông qua bài viết dưới đây, THB sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.

Giấy phép phòng cháy chữa cháy được xem là giấy tờ quan trọng hàng đầu của các cá nhân/ doanh nghiệp khi bắt đầu mô hình kinh doanh. Giấy phép phòng cháy chữa cháy được quy định bởi pháp luật với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt thể hiện cơ sở của bạn đã đạt được các tiêu chuẩn theo quy định; là tài liệu pháp lý quan trọng chứng tỏ cơ sở được cấp đã đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo các quy định của pháp luật, quản lý của nhà nước.

Đây là một trong những giấy phép con quan trọng mà doanh nghiệp/cá nhân phải có khi hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp, đơn vị đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không quá chú trọng đến giấy phép này cho đến khi bị các đơn vị chức năng kiểm tra hoặc xảy ra các sự cố đáng tiếc.

Căn cứ theo NĐ 136/2020/NĐ-CP, các cơ sở thuộc diện phải xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm:

    • Các cơ sở kinh doanh dịch vụ như karaoke, cầm đồ, tiệm vàng, khách sạn, văn phòng cho thuê, kho bãi, Xưởng sản xuất, cao ốc, trung tâm ngoại ngữ, nhà ở thương mại có chiều cao trên 7 tầng.
    • Các cơ sở sản xuất năng lượng như xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, các hóa chất dễ cháy,..
    • Các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu
    • Khu chợ, trung tâm thương mại, hộ kinh doanh, cửa hàng bán lẻ, bách hóa, các cơ sở bán lẻ có diện tích trên 300 m vuông.
    • Trụ sở các cơ quan nhà nước các cấp.
    • Các cấp trường học từ mầm non cho tới đại học, học viện, các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên,… các mô hình giáo dục được thành lập theo Luật giáo dục.
    • Bệnh viện, các phòng khám, nhà điều dưỡng, các cơ sở phục hồi chức năng, chỉnh hình, khoa lão, các cơ sở phòng chống dịch bệnh, CDC, trạm y tế,..các mô hình y tế được thành lập theo Luật y tế.
    • Các rạp chiếu phim, cơ sở giải trí như nhà hát kịch, trung tâm hội nghị thương mại, tổ chức sự kiện, văn hóa, quán bar, câu lạc bộ, công viên giải trí, vườn thú,…
    • Các cơ sở bảo tàng, nhà trưng bày, nhà văn hóa, nhà lưu trữ, nhà sách, hội chợ, các cơ sở tôn giáo như chùa, nhà thờ cũng cần phải xin cấp giấy phép PCCC.
    • Bưu điện, nhà ga, các cơ sở giao thông công cộng như bến xe, sân bay, cảng hàng không, đài kiểm soát không lưu, bến cảng, bến thủy nội địa, cáp treo, các cơ sở sửa xe, cơ sở đăng kiểm ô tô cơ giới, cửa hàng bảo dưỡng ô tô, xe máy,…
    • Các công trình cộng đồng như hầm xe, bãi xe, hầm đường bộ, đường thủy,…
    • Các cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ hạng A, B, C, D, E.
    • Các cơ sở, doanh nghiệp không thuộc danh mục từ 1 tới 19 có trạm cấp xăng nội bộ, hoặc có sử dụng khí đốt với tổng lượng khí từ 70kg trở lên.

Nghị định 136/2020/NĐ-CP cũng quy định về điều kiện về  phòng cháy chữa cháy của các cơ sở kinh doanh như sau:

    • Quy định về phân công trách nhiệm, nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy trong cơ sở.
    • Có quy định, nội quy, biển báo, chỉ dẫn, sơ đồ về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn phù hợp với điều kiện cơ sở, tính chất hoạt động của đơn vị.
    • Có phương án về phòng cháy, chữa cháy được các cấp thẩm quyền phê duyệt.
    • Thiết bị điện, sử dụng điện, hệ thống điện, chống tĩnh điện, sinh lửa, sinh nhiệt phải đảm bảo an toàn theo quy định phòng cháy, chữa cháy theo các tiêu chuẩn được ban hành.
    • Có hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ việc phòng cháy chữa cháy, chữa cháy và truyền đi tin báo chữa cháy, các hệ thống chữa cháy, báo cháy, ngăn khói, thoát hiểm, phương tiện phòng cháy chữa cháy, có phương tiện cứu người đảm bảo về số lượng, chất lượng theo các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy đã được ban hành.
    • Có văn bản chấp thuận về việc nghiệm thu hệ thống phòng cháy, chữa cháy của cơ quan quản lý phòng cháy chữa cháy. Ngoài trừ các cơ sở quốc phòng, phục vụ cho các mục đích quân sự, hệ thống xe cơ giới về phòng cháy chữa cháy bởi các cơ sở quốc phòng hoặc hoán cải sang mục đích quốc phòng.
    • Ngoài ra còn có quy định chi tiết cho từng hạng mục (tham khảo theo nghị định 136/2020/NĐ-CP)

Việc xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đảm bảo an toàn về các hoạt động liên quan đến phòng cháy chữa cháy. Nghĩa là, khi chấp hành đúng các quy định về phòng cháy chữa cháy cơ sở của bạn sẽ hạn chế tối đa các nguy cơ về cháy nổ, tăng khả năng xử lý các vấn đề bất ngờ, dập tắt đám cháy nhanh chóng, từ đó giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản. 

Bên cạnh đó việc không chấp hành đúng và đủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật (mức phạt sẽ khác nhau đối với từng đối tượng và lỗi vi phạm về phòng cháy và chữa cháy).    

Trên đây là các thông tin liên quan đến giấy phép phòng cháy chữa cháy và những loại hình kinh doanh nào cần đến giấy phép này. Chi phí xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy sẽ khác nhau tùy vào từng loại cơ sở, dựa trên nhiều tiêu chí như địa điểm, quy mô, ngành nghề kinh doanh… 

Để được tư vấn chi tiết về thủ tục cấp giấy phép đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, Quý khách vui lòng liên hệ: 

—————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Đăng vào ngày: 17/10/2024

Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có…

Xem thêm
Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Rủi ro pháp lý nào phải đối mặt từ việc không có đăng ký bản quyền phần mềm?

Đăng vào ngày: 14/10/2024

Việc không đăng ký bản quyền phần mềm có thể dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi và sự phát triển của cá nhân hoặc tổ chức. Dưới đây là một số rủi ro cơ bản: 1. Vi phạm bản quyền:  Nếu bạn sử dụng hoặc phân phối…

Xem thêm
Việc đăng ký bản quyền có bắt buộc hay không ?

Việc đăng ký bản quyền có bắt buộc hay không ?

Đăng vào ngày: 08/10/2024

Với sự phát triển không ngừng của quá trình công nghiệp hóa, sở hữu trí tuệ cũng ngày càng được chú trọng cụ thể là quyền lợi của chủ sở hữu đối với tác phẩm hay tác giả sáng tạo ra tác phẩm rất được quan tâm và bảo vệ thông qua sự thừa nhận…

Xem thêm
Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản?

Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản?

Đăng vào ngày: 29/08/2024

Thủ tục phá sản là một thủ tục hành chính khá phức tạp đối với doanh nghiệp. Theo cách giải thích từ ngữ trong Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố…

Xem thêm