Trang chủ » Blog » Những lưu ý khi tiến hành nhượng quyền thương hiệu

Những lưu ý khi tiến hành nhượng quyền thương hiệu

14/06/2024 - 106

Thblaw.com.vn

-

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên có một số điểm cần lưu ý khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu như sau: 1. Những lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu đối với bên nhượng quyền Bên nhượng quyền cần chú ý […]

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên có một số điểm cần lưu ý khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu như sau:

1. Những lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu đối với bên nhượng quyền

  • Bên nhượng quyền cần chú ý đến việc đăng ký bản quyền từ sớm trước khi nghĩ đến nhượng quyền thương hiệu. Đây là bước quan trọng để bảo vệ cho thương hiệu của bạn lâu dài.
  • Bên nhượng quyền cần xây dựng được hệ thống kiểm soát về mặt chất lượng cũng như có hoạt động thanh tra giám sát, áp dụng biện pháp công nghệ thông tin đối với bên nhận nhượng quyền. 
  • Cần có quy định kỹ càng với bên nhận nhượng quyền về chế tài nếu bên nhận quyền không đảm bảo thực hiện các điều kiện trong hợp đồng dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của thương hiệu. Do hiện nay quy định pháp luật chưa có quy định xử lý vi phạm trong lĩnh vực này nên bên nhượng quyền cần có dự phòng rủi ro đối với thương hiệu của mình nếu bên nhận nhượng quyền không thực hiện theo đúng cam kết.
  • Bên nhượng quyền cần chú ý chỉ được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
  • Chú ý hàng hoá, dịch vụ nhượng quyền không nằm trong danh mục cấm kinh doanh tại Việt Nam.
  • Đa số nhượng quyền thương hiệu hiện nay liên quan đến nhà hàng, dịch vụ ăn uống cho nên phải chú ý đến xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Những lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu đối với bên nhận nhượng quyền

Thứ nhất, cần nắm rõ các thông tin của nhà nhượng quyền như tình hình kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này, tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống cùng chủng loại và những định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai về thị trường, về những chính sách hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị trường mới…Việc nắm rõ các thông tin trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp nhượng quyền, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong tương lai.

Thứ hai, doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình để trả lời hàng loạt các câu hỏi: Hình thức kinh doanh này có phù hợp với khả năng của mình hay không? Thương hiệu, sản phẩm này có được khách hàng chấp nhận hay không? Hiệu quả đầu tư của hình thức này sẽ như thế nào? Luật pháp quy định cho trường hợp này như thế nào? Vì rõ ràng, không phải thương hiệu nào, sản phẩm nào, hệ thống nào thành công ở một nước, một khu vực thì sẽ thành công ở một nước khác hay một khu vực khác.

Thứ ba, cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó quy định rất rõ các điều khoản: quy định về địa điểm, quy định về vị trí và không gian địa lý, quy định về đầu tư, các quy định về khai trương, vận hành, sản phẩm, các yêu cầu về huấn luyện, quy định về cấp phép, kiểm tra, vận hành, bảo trì, sửa chữa, quy định về bảo hiểm tài sản, nhân viên…Ngoài ra, trong hồ sơ nhượng quyền này còn định ra các  yêu cầu đối với nhà nhận quyền trong tương lai về tài chính, đạo đức, kinh  nghiệm kinh doanh, những cam kết khác.

Thứ tư, cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng này thường do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó chi tiết hoá các điều được ghi trong Hồ sơ nhượng quyền. Một lần nữa, doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ các điều khoản, xem xét các điều kiện của mình. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi cho nhà nhượng quyền, lắng nghe sự trả lời.Việc đồng ý ký hợp đồng nhượng quyền hay từ chối đều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình đối với nhà nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền cần thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục của luật pháp Việt Nam.

Thứ năm, doanh nghiệp cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhượng quyền cũng như những cam kết của mình đối với nhà nhượng quyền và thể hiện chúng trong các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền. Hình thức này chỉ thực sự phát huy tính hiệu quả vượt trội của nó khi có hệ thống cùng vận hành theo một quy định, quy trình thống nhất.

Nếu một trong hai bên vi phạm các cam kết này thì hậu quả sẽ rất khó lường. Nhà nhượng quyền có thể sụp đổ cả hệ thống thậm chí phá sản, nhà nhận quyền có thể sẽ không còn cơ hội tiếp tục kinh doanh vì sự thua lỗ và nhất là niềm tin của các nhà nhượng quyền khác đối với mình.

Do vậy, việc giữ uy tín cho hệ thống và sự thống nhất của hệ thống không những tạo ra sự phát triển cho bản thân nhà nhượng quyền, mà còn cho từng nhà nhận quyền, góp phần tạo ra hệ thống sức mạnh chung trong việc duy trì lòng trung thành của khách hàng, đối trọng cho các đối tác và đây cũng là trở ngại thực sự cho các đối thủ cạnh tranh.

Thứ sáu, về chi phí nhượng quyền thương hiệu, Tại điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về các nội dung có thể có trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, trong đó có điều khoản về giá cả, phí định kỳ về chuyển nhượng thương mại và cách thức thanh toán.Tuy nhiên, vì mang tính chất là “có thể có” nên nội dung này chỉ nhằm gợi ý cho các bên khi tham gia hợp đồng, chứ hoàn toàn không phải là một điều kiện bắt buộc trong hợp đồng.

Hay nói cách khác việc chuyển nhượng thương mại có thể thực hiện đóng định kỳ hoặc cũng có thể đóng một lần, hoặc do các bên thỏa thuận thêm một điều khoản khác mà không trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Bởi hiện nay pháp luật về dân sự tại Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc tự do thỏa thuận hợp đồng.

Để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Mối liên hệ giữa tên miền và nhãn hiệu

Mối liên hệ giữa tên miền và nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 16/09/2024

Mặc dù tên miền không phải đối tượng bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ nhưng tên miền lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhãn hiệu. Mục đích phục vụ của tên miền và nhãn hiệu là khác nhau, tuy nhiên cả nhãn hiệu và tên miền cùng chia sẻ chức […]

Xem thêm
Sản phẩm vẫn đang trong quá trình nghiên cứu có nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ hay không?

Sản phẩm vẫn đang trong quá trình nghiên cứu có nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ hay không?

Đăng vào ngày: 11/09/2024

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tại khoản 1, […]

Xem thêm
Slogan công ty có được bảo hộ không?

Slogan công ty có được bảo hộ không?

Đăng vào ngày: 09/09/2024

Trong thời đại nền kinh tế tri thức và tiến trình hội nhập toàn cầu hiện nay, các tài sản trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Một trong số những công cụ tạo nên giá trị thương hiệu doanh […]

Xem thêm
04 nhóm tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có thể khởi kiện tại Tòa án

04 nhóm tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có thể khởi kiện tại Tòa án

Đăng vào ngày: 06/09/2024

“Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” rất đa dạng và phức tạp do quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ cho các đối tượng quyền khác nhau được xác lập dựa trên các điều kiện pháp lý khác nhau. Xét về thực chất xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ […]

Xem thêm