Trang chủ » Blog » Những lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu

Những lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu

29/05/2024 - 101

Thblaw.com.vn

-

Khi thiết kế nhãn hiệu cần chú ý những gì để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ? Bài viết này có thể giúp đỡ các bạn hiểu rõ hơn về những điều cần tránh khi thiết kế nhãn hiệu. Trong sự vận động và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nhãn hiệu…

Khi thiết kế nhãn hiệu cần chú ý những gì để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ? Bài viết này có thể giúp đỡ các bạn hiểu rõ hơn về những điều cần tránh khi thiết kế nhãn hiệu.

Trong sự vận động và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nhãn hiệu là nguồn tài nguyên quan trọng của lợi thế cạnh tranh và là tài sản vô hình có giá trị vô cùng lớn. Xuất phát từ vị trí đó, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn chú trọng đến xây dựng, bảo hộ và phát triển nhãn hiệu. Nhãn hiệu thông qua những giá trị đặc biệt của riêng mình, góp phần làm rõ nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ; giúp người tiêu dùng quyết định về sự lựa chọn của họ đối với hàng hóa, dịch vụ; làm phong phú và tăng cường sự chung thủy của người tiêu dùng với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Chủ sở hữu Nhãn hiệu.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Như vậy, để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với các hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác và để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì khi thiết kế, nhãn hiệu cần tránh những yếu tố sau:

– Dấu hiệu chỉ là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình;

– Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, có hại cho an ninh quốc gia.

– Không trùng hoặc không tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.

Thí dụ: Nhãn hiệu mà trùng/tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ của Việt Nam sẽ bị từ chối bảo hộ.

– Không trùng hoặc không tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế.

– Không trùng hoặc không tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.

Thí dụ: Nhãn hiệu được thiết kế là “NGUYỄN DU” sẽ bị từ chối bảo hộ bởi “NGUYỄN DU” được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới”.

– Không trùng hoặc không tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế.

– Ký hiệu thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và nhớ được (ví dụ như ký hiệu bằng chữ Lào, chữ Trung Quốc…) ký tự có nguồn gốc La-tinh nhưng chỉ bao gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số hoặc mặc dù có cả hai nhưng không thể đọc được, trừ trường hợp được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác (ví dụ nhãn hiệu chỉ đơn thuần là 3 chữ cái ABC mà không được trình bày dưới dạng đồ họa…)

– Nhãn hiệu gồm quá nhiều chữ cái hoặc từ ngữ khiến cho không thể ghi nhớ được.

– Ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng là một từ có nghĩa và nghĩa của từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt (ví dụ Sâmpanh…)

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác (ví dụ như nhãn hiệu bia 333…)

– Dấu hiệu là hình học phổ thông như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác… hoặc hình vẽ đơn giản dấu là hình vẽ, hình ảnh chỉ được sử dụng làm nền hoặc đường nét trang trí sản phẩm, bao bì sản phẩm.

– Dấu hiệu làm sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác như thành phần cấu tạo, quy trình sản xuất, nguyên vật liệu, tính ưu việt của hàng hóa, dịch vụ.

Lựa chọn hoặc tạo dựng nhãn hiệu phù hợp là một điều rất quan trọng, và nó phải tuân theo các tiêu chí sau:

– Nhãn hiệu được đề xuất phải thoả mãn các điều kiện pháp lý để được đăng ký (cụ thể như trên)

– Nếu nhãn hiệu gồm 1 hoặc nhiều từ thì phải đảm bảo các từ ngữ đó phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm, dễ nhớ và phù hợp với mục đích quảng cáo trên tất cả phương tiện truyền thông

– Khi lựa chọn một hoặc nhiều từ ngữ làm nhãn hiệu thì phải lưu ý những điều sua:

+ Các từ ngữ tự tạo hoặc tưởng tượng, là các từ ngữ được sáng tạo ra mà không có nội dung hoặc ý nghĩa thực bất kỳ. Các từ  ngữ tự tạo có ưu điểm là dễ được bảo hộ vì chúng được coi là có khả năng phân biệt. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là làm cho khách hàng khó nhớ được và cần nhiều nỗ lực lớn hơn trong quảng bá sản phẩm.

+ Nhãn hiệu tuỳ hứng, là những từ ngữ có ý nghĩa không liên quan gì đến sản phẩm mà chúng quảng cáo. Loại nhãn hiệu này có thể dễ dàng được bảo hộ nhưng lại cần được quảng cáo nhiều hơn để tạo ra mối liên hệ giữa nhãn hiệu và sản phẩm trong trí nhớ người tiêu dùng

+ Nhãn hiệu gợi ý, là nhãn hiệu ám chỉ một hoặc một số thuộc tính của sản phẩm (như một hình thức quảng cáo). Tuy nhiên, có rủi ro là một số nước coi nhãn hiệu gợi ý là sự mô tả về sản phẩm và từ chối đăng ký.

Ngoài ra, cho dù có chọn loại nhãn hiệu nào thì cũng phải tránh sự bắt chước/ đạo nhái các nhãn hiệu đã đăng ký. Một sự thay đổi nhỏ trong nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh hoặc lỗi sai chính tả của nhãn hiệu nổi tiếng cũng có thể không được đăng ký.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Cách tra cứu nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn

Cách tra cứu nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn

Đăng vào ngày: 15/11/2024

Việc đăng ký nhãn hiệu hiện nay là rất quan trọng để tránh tình trạng bị các bên khác lợi dụng và đăng ký trước. Bên cạnh đó, việc tra cứu thông tin nhãn hiệu cũng đóng vai trò quan trọng nhằm tránh việc đăng ký trùng với nhãn hiệu đã được người khác đăng…

Xem thêm
Đăng ký nhãn hiệu đen trắng nhưng lại sử dụng nhãn hiệu màu có được không ?

Đăng ký nhãn hiệu đen trắng nhưng lại sử dụng nhãn hiệu màu có được không ?

Đăng vào ngày: 14/11/2024

Việc đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đen trắng nhưng lại sử dụng nhãn hiệu màu là một câu hỏi thường gặp khi thực hiện thủ tục bảo hộ nhãn hiệu. Nhiều ý kiến cho rằng nhãn hiệu đen trắng có phạm vi bảo vệ rộng hơn so với nhãn hiệu màu, trong khi một…

Xem thêm
Tìm hiểu về nhãn hiệu phi truyền thống

Tìm hiểu về nhãn hiệu phi truyền thống

Đăng vào ngày: 19/10/2024

Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật là sự ra đời của các dịch vụ, công nghệ hiện đại. Nhãn hiệu với vai trò phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của các doanh nghiệp theo đó cũng vượt ra…

Xem thêm
Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở đâu ?

Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở đâu ?

Đăng vào ngày: 18/10/2024

Sở hữu trí tuệ là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm trong xã hội ngày nay. Các tác giả cũng dần chú trọng hơn về việc bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân từ những sản phẩm trí tuệ hay tác phẩm sáng tạo của mình. Không những thế mà…

Xem thêm