Trang chủ » Blog » Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu

Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu

28/05/2024 - 101

Thblaw.com.vn

-

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu trong bối cảnh ngày nay diễn ra ngày càng nhiều. Bởi trong quá trình hoạt động, có thể vì một số lí do nào đó khiến chủ sở hữu nhãn hiệu muốn chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho người khác. Vậy làm sao để hiểu thế…

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu trong bối cảnh ngày nay diễn ra ngày càng nhiều. Bởi trong quá trình hoạt động, có thể vì một số lí do nào đó khiến chủ sở hữu nhãn hiệu muốn chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho người khác. Vậy làm sao để hiểu thế nào là chuyển nhượng nhãn hiệu và việc chuyển nhượng quyền sở hữu này đã đúng quy định pháp luật chưa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những quy định liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu.

Nhãn hiệu là tài sản vô hình và gắn liền với hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, chủ sở hữu có thể chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho người khác và việc này phụ thuộc vào ý chí của các bên đồng thời chịu sự quản lý của nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng. Theo quy định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ định nghĩa về quyền sở hữu công nghiệp như sau:

“Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”

Tại Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ giải thích về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, “là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác”

Điều 139 Luật này quy định một số điều kiện hạn chế đối với việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu như sau:

– Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó

Và tại điều 148 Luật sở hữu trí tuệ được sửa đổi bởi Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ 2019 cũng có quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau: hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Vì vậy, để việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu có hiệu lực thì cần phải tuân thủ những điều kiện hạn chế đã nêu trên và hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định tại Điều 140 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cần phải có những nội dung chủ yếu sau:

– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

– Căn cứ chuyển nhượng;

– Giá chuyển nhượng;

– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị một số hồ sơ giấy tờ sau để đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu: 

Tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và được bổ sung bởi khoản 39 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN có quy định về hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu như sau:

a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư Thông tư 16/2016;

b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

c) Bản gốc văn bằng bảo hộ;

d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)

h) Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, cần có thêm các tài liệu sau đây:

(i) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 105 của Luật Sở hữu trí tuệ;

(ii) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp này, Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định lại yêu cầu về quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu. Người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn ngoài các khoản phí, lệ phí đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo quy định.

Căn cứ quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về mức phí, lệ phí đối với các thủ tục liên quan đến sở hữu công nghiệp thì khi chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu có thể đống các loại phí, lệ phí sau:       

– Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 230.000 đồng/VBBH

– Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000 đồng/VBBH

– Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/VBBH

– Phí thẩm định quyền nộp đơn và quy chế sử dụng NH (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận): 550.000 đồng/đơn

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu): 120.000 đồng/VBBH

Trên đây là Những quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Đăng vào ngày: 17/10/2024

Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có…

Xem thêm
Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu” và các biện pháp phòng tránh

Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu” và các biện pháp phòng tránh

Đăng vào ngày: 30/08/2024

“Đầu cơ”  là hành vi mua/thu thập tài sản với hi vọng giá trị của các tài sản đó sẽ tăng và sau đó bán với mức giá cao để kiếm lợi nhuận. Vậy, “đầu cơ nhãn hiệu” với dụng ý xấu nhằm chiếm đoạt tài sản sở hữu trí tuệ có thể được hiểu…

Xem thêm
Vai trò của việc đăng ký nhãn hiệu bên cạnh việc đăng ký chất lượng sản phẩm

Vai trò của việc đăng ký nhãn hiệu bên cạnh việc đăng ký chất lượng sản phẩm

Đăng vào ngày: 23/08/2024

Hiện nay, việc ghi nhãn hàng hoá trong đó có “tên hàng hoá” được sử dụng để đăng ký chất lượng sản phẩm thường khiến nhiều chủ cơ sở sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng tưởng nhầm rằng “tên hàng hoá” đó đã được công nhận như một “nhãn hiệu”…

Xem thêm
Lựa chọn đăng ký nhãn hiệu đen trắng hay nhãn hiệu màu ?

Lựa chọn đăng ký nhãn hiệu đen trắng hay nhãn hiệu màu ?

Đăng vào ngày: 20/08/2024

Đăng ký nhãn hiệu đen trắng hay màu là do lựa chọn của chủ đơn khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Nhiều ý kiến cho rằng nhãn hiệu đen trắng có phạm vi bảo hộ rộng hơn nhãn hiệu màu, một số khác lại lo ngại về khả năng bị chấm dứt hiệu…

Xem thêm