Trang chủ » Blog » Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hoá

Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hoá

03/04/2024 - 144

Thblaw.com.vn

-

Người tiêu dùng thường hay nhầm lẫn nhãn hiệu và nhãn hàng hoá là một. Cả hai đối tượng này đều cùng có trên bao bì sản phẩm nhưng lại có đặc điểm và công dụng khác nhau. Nhãn hàng hoá là gì? Theo khoản 1 Điều 32 Luật thương mại 2005, nhãn hàng hoá […]

Người tiêu dùng thường hay nhầm lẫn nhãn hiệu và nhãn hàng hoá là một. Cả hai đối tượng này đều cùng có trên bao bì sản phẩm nhưng lại có đặc điểm và công dụng khác nhau.

  1. Nhãn hàng hoá là gì?

Theo khoản 1 Điều 32 Luật thương mại 2005, nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

Căn cứ khoản 3, 4 Điều 3 NĐ43/2017/NĐ-CP, nhãn hàng hoá bao gồm nhãn gốc và nhãn phụ, cụ thể:

Nhãn gốc Nhãn phụ
Là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.
Lưu ý: Nhãn phụ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn gốc chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt.

Một số đặc điểm chính của nhãn hàng hoá như sau:

– Được thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá dưới nhiều hình thức đa dạng bằng bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp…;

– Nhằm thể hiện thông tin sản phẩm (thành phần, xuất xứ, hạn sử dụng…) đến người tiêu dùng;

– Việc ghi nhãn hàng hoá là bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức sản xuất và lưu thông hàng hoá.

2. Nhãn hiệu là gì?

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt các hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Các dấu hiệu đó có thể là từ ngữ (dấu hiệu chữ), có thể là hình ảnh (hình vẽ, hình chụp hoặc hình 3 chiều) hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Như vậy nhãn hiệu là một chỉ dẫn thương mại, dùng để phân biệt một loại hàng hóa hay dịch vụ do một cá nhân hay doanh nghiệp cụ thể sản xuất hoặc cung ứng với hàng hóa, dịch vụ cùng loại với các cơ sở sản xuất kinh doanh khác.

Nhãn hiệu hàng hoá hay dịch vụ có thể được dùng chung cho toàn bộ hoặc từng loại hàng hoá của một chủ; nhãn hiệu cũng luôn được đặt ở những vị trí dễ nhận biết trên một sản phẩm hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá, hoặc có thể dùng quảng cáo, sử dụng trong các giấy tờ giao dịch thương mại mà không cần thiết chỉ dẫn xuất xứ.

Nhãn hiệu có thể gắn trên bao bì hoặc bất cứ vị trí nào của sản phẩm.

Ví dụ: Nhãn hiệu Coca cola, Samsung,..

3. Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hoá

Tiêu chí Nhãn hiệu Nhãn hàng hoá
Khái niệm cơ bản Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.
Căn cứ hình thành Được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ trên cơ sở nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu Do tổ chức, cá nhân tự trình bày bằng nhiều hình thức trên hàng hoá, bao bì hàng hoá.
Nội dung thể hiện Thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Bao gồm đầy đủ những nội dung:

– Tên hàng hóa;

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

– Xuất xứ hàng hóa;

– Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

Vị trí được gắn trên sản phẩm Có thể gắn trên bao bì hoặc bất cứ vị trí nào của sản phẩm. – Phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

– Vị trí gắn là vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

Đối tượng Hàng hoá, dịch vụ không bị pháp luật cấm. Hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá xuất khẩu, ngoài trừ:

– Bất động sản;

– Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển;

Tính chất pháp lý – Là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức cấp Văn bằng bảo hộ.

– Không bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu.

– Không phải là đối tượng được pháp luật bảo hộ.

– Việc ghi nhãn hàng hoá là trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân lưu thông hàng hoá.

Chức năng – Phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau.

– Xây dựng và phát triển thương hiệu, hướng tới giá trị về mặt kinh tế.

– Cung cấp thông tin về đơn vị sản xuất, định lượng, thành phần, ngày sản xuất, ngày hết hạn… của hàng hoá.

– Giúp phân biệt các loại sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn.

Luật điều chỉnh Pháp luật sở hữu trí tuệ. Pháp luật thương mại.

Như vậy, nhãn hiệu và nhãn hàng hoá là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau. Nhãn hàng hoá sử dụng để thể hiện thông tin sản phẩm còn nhãn hiệu sử dụng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ với nhau.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu” và các biện pháp phòng tránh

Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu” và các biện pháp phòng tránh

Đăng vào ngày: 30/08/2024

“Đầu cơ”  là hành vi mua/thu thập tài sản với hi vọng giá trị của các tài sản đó sẽ tăng và sau đó bán với mức giá cao để kiếm lợi nhuận. Vậy, “đầu cơ nhãn hiệu” với dụng ý xấu nhằm chiếm đoạt tài sản sở hữu trí tuệ có thể được hiểu […]

Xem thêm
Vai trò của việc đăng ký nhãn hiệu bên cạnh việc đăng ký chất lượng sản phẩm

Vai trò của việc đăng ký nhãn hiệu bên cạnh việc đăng ký chất lượng sản phẩm

Đăng vào ngày: 23/08/2024

Hiện nay, việc ghi nhãn hàng hoá trong đó có “tên hàng hoá” được sử dụng để đăng ký chất lượng sản phẩm thường khiến nhiều chủ cơ sở sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng tưởng nhầm rằng “tên hàng hoá” đó đã được công nhận như một “nhãn hiệu” […]

Xem thêm
Lựa chọn đăng ký nhãn hiệu đen trắng hay nhãn hiệu màu ?

Lựa chọn đăng ký nhãn hiệu đen trắng hay nhãn hiệu màu ?

Đăng vào ngày: 20/08/2024

Đăng ký nhãn hiệu đen trắng hay màu là do lựa chọn của chủ đơn khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Nhiều ý kiến cho rằng nhãn hiệu đen trắng có phạm vi bảo hộ rộng hơn nhãn hiệu màu, một số khác lại lo ngại về khả năng bị chấm dứt hiệu […]

Xem thêm
Tại sao nhãn hiệu nổi tiếng không cần phải đăng ký ?

Tại sao nhãn hiệu nổi tiếng không cần phải đăng ký ?

Đăng vào ngày: 15/08/2024

Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện thương nhân và sự biết đến rộng rãi của người tiêu dùng. Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, nhãn hiệu nổi tiếng luôn thu hút được sự quan tâm của hầu hết mọi người từ các chủ thể kinh doanh […]

Xem thêm